메인메뉴 바로가기본문으로 바로가기

러브 인 위드 코리아 칼럼게시판 > 상세화면

2020 SPRING

Sống theo chữ Duyên

Ba mươi năm kể từ lần đầu tiên làm quen với taekwondo, đến nay Anton Scholz đã là một chuyên gia về Hàn Quốc danh tiếng. Anh sinh sống tại Gwangju, là một nhà ngôn luận, một doanh nhân và diễn giả nhiệt tình trên các chương trình truyền hình.

Anton Scholz gõ cửa võ đường taekwondo vào năm 16 tuổi. Anh gọi đó là định mệnh hoặc đơn giản là hành động xuất phát từ niềm yêu thích Châu Á của anh. Anh còn gọi đó là “cơ duyên”. Sau 32 năm, ngày nay Scholz là một trong những chuyên gia về Hàn Quốc nổi tiếng tại Đức.

Nhớ lại thời niên thiếu của mình ở thành phố Hamburg nước Đức, Scholz chia sẻ: “Khi còn là học sinh cấp hai, tôi đã rất hứng thú với những thứ liên quan đến triết học và văn hoá phương Đông.”

“Shim Boo-young, sư phụ dạy taekwondo của tôi, không chỉ dạy cho học trò kỹ thuật chiến đấu mà còn truyền dạy cách để đạt được “đạo” trong tu dưỡng tinh thần.”

Trong khi học taekwondo, Scholz nảy sinh sự quan tâm đối với Phật giáo. Sáu năm kể từ bước ngoặt quan trọng là đến gõ cửa võ đường taekwondo, năm 1994 anh được nghe giáo huấn của một sư thầy Hàn Quốc trong dịp đến thăm nước Đức. Nhờ lời khuyên của sư thầy, Scholz lần đầu tiên chạm ngõ quốc gia mang tên là Hàn Quốc. Anh nói: “Lúc đầu tôi nghĩ mình sẽ quay lại Đức sau khoảng một năm gì đó thôi. Ấy thế mà như các bạn thấy đấy, tôi đã qua hết nửa đời người ở Hàn Quốc rồi.”

Những năm đầu tại Hàn Quốc, anh vùi đầu nghiên cứu thiền học, bát quái (palgwae), tư tưởng Lão Tử trong chuyên ngành Đông Á học bên cạnh việc học ngôn ngữ Hàn tại trường Đại học Quốc gia Seoul. Sau đó, anh trở về Đức, nhập học ở trường Đại học Hamburg. Khi ấy, tại Đức chưa có mấy trường đại học có ngành Hàn Quốc học, Hamburg lại là một trong những số ít trường đại học như vậy. Năm đầu tiên nhập học, anh là sinh viên duy nhất của ngành. Nhật Bản hay Trung Quốc lúc đó là hai chuyên ngành thu hút nhiều sinh viên hơn.

Sau khi trở lại Hàn Quốc, Scholz kiêm nhiều công việc, đôi lúc đồng thời làm nhân viên tư vấn, phóng viên, và giáo viên. Phần lớn công tác của anh là giúp đỡ người nước ngoài kinh doanh tại Hàn Quốc hoặc tư vấn cho người Hàn Quốc về nước Đức.

Anton Scholz đứng trước ngôi nhà được xây dựng các đây ba năm tại Jangdeok-dong, Gwangju. Gia đình anh định cư ở Gwangju trong thời gian anh tham gia giảng dạy tại Đại học Chosun từ năm 2003 đến năm 2011.

Cầu nối văn hoá

Scholz thành lập công ty cung cấp dịch vụ trọn gói “one-stop” giúp đỡ các công ty đầu tư nước ngoài có kế hoạch kinh doanh tại Hàn Quốc. Công ty của anh hỗ trợ chương trình triển lãm Yeosu Expo 2012, Đại hội Thể dục thể Thao IAAF World Championships Daegu năm 2011, ngoài ra còn tham gia tổ chức trận chung kết Hàn-Nhật của FIFA World Cup 2002. Scholz thành lập công ty truyền thông cung cấp dịch vụ thông biên dịch, hỗ trợ ăn uống và tạm trú cho các phóng viên quốc tế thườngtrú tại Hàn Quốc.

Từ năm 2003 đến năm 2011, Scholz giảng dạy tại Đại học Chosun môn tiếng Đức và môn Truyền thông Quốc tế. Khi đó, cả gia đình anh chuyển đến sinh sống ở phía tây mam Gwangju nơi có trường đại học anh làm việc.

Từng là nhà sản xuất chính thức của ARD - một đài truyền hình công của Đức, hiện nay Scholz làm phóng viên tự do cho đài. Anh tham gia các chương trình thảo luận hoặc trò chuyện trên TV theo định kỳ, đồng thời đóng góp ý kiến cho chuyên mục thảo luận trên các tờ báo. Anh tự giới thiệu mình là “Thành viên danh dự của Liên minh Hanse Tự do thành phố Hamburg” trên danh thiếp của mình.

“Tôi thấy mình hạnh phúc khi được làm việc. Thật tiếc khi một ngày có mỗi 24 tiếng đồng.” Đối với người đam mê công việc như anh, gắn bó với Hàn Quốc, quốc gia có thời gian lao động dài, dường như là cơ duyên khó tránh được. Anh càng bận rộn hơn với công tác hỗ trợphóng viên phụ trách đưa tin truyền hình đến từ các quốc gia khác nhau trên thế giới, nhất là khi quan hệ Nam-Bắc Triều thu hút sự chú ý của quốc tế.

Nhờ hợp tác với phóng viên các đài truyền hình quốc tế, Scholz còn vô tình làm đại sứ văn hoá Hàn Quốc phi chính thức. Ví dụ như tại sự kiện Hàn Quốc và Nhật Bản đồng tổ chức World Cup năm 2002, khi có một phóng viên đài truyền hình Đức nọ chia sẻ rằng họ thích người Nhật Bản hơn, phê bình người Hàn Quốc không biết giữ lời hứa, tác phong không tốt, anh đã nói rằng: “Tôi bảo với họ rằng có lẽ các anh đang hiểu nhầm nên có ấn tượng không tốt về người Hàn thôi. Rồi tôi dẫn họ đến tham quan các di tích lịch sử Hàn Quốc vào cuối tuần, giải thích cho họ nghe về văn hoá Hàn Quốc. Khi World Cup kết thúc một vài đồng nghiệp người Đức của tôi mới bảo họ đã yêu mến Hàn Quốc hơn.” Scholz hào hứng kể lại.

Tôi thấy mình hạnh phúc khi được làm việc. Tôi thường nghĩ thật tiếc khi một ngày có mỗi 24 tiếng đồng hồ.”

Là phóng viên bán thời gian và chuyên gia tư vấn, Anton Scholz dành nhiều thời gian cho việcnghiên cứu, học tập. Với tư cách là chuyên gia Hàn Quốc học có tiếng, anh còn đóng vai trò đạisứ văn hoá phi chính thức quảng bá văn hoá Hàn Quốc.

Chỉ trích thẳng thắn

Scholz không ngần ngại chỉ trích quốc gia nơi anh đang sinh sống với tư cách là người nước ngoài, nhất là về truyền thông và hệ thống giáo dục tại đây. Anh bày tỏ quan ngại về cách thức độc quyền tiếp cận và đưa tin về công việc của cơ quan chính phủ hoặc chaebol (tập đoàn tài phiệt gia đình kiểu Hàn Quốc) của phóng viên. Chỉ trích của anh là các phương tiện truyền thông “quá thân thiết với nguồn đưa tin mà lại quá xa cách với số đông quần chúng”.

Vấn đề khác anh nêu lên là tính chính xác của các bản tin. Anh đưa ra ví dụ là các bản tin về 550 người tị nạn Yemen đến đảo Jeju vào năm 2018. Tranh luận đã nổ ra trong xã hội Hàn Quốc về việc chính phủ có nên chấp nhận đơn xin tị nạn của những người này hay không.“Những người phản đối lan truyền tin giả nhằm kích động tư tưởng bài trừ người tị nạn”. Scholz thể hiện sự nuối tiếc. “Các kênh truyền thông không hề kiểm chứng sự thật tại các trại tị nạn mà cứ thế truyền tải các bản tin trên các trang xã hội của họ. Về sau, nhiều mẩu tin trong số đó hoá ra lại không đúng sự thật chút nào.”

Thảo luận về tính chân thật của các kênh thời sự dẫn tới câu chuyện về nhà báo Jürgen Hinzpeter (1937-2016). Hinzpeter - một phóng viên của đài truyền hình Đức - đã ghi lại hình ảnh người dân Gwangju bị chính quyền đàn áp dã man trong cuộc vận động dân chủ Gwangju năm 1980. Nhờ lòng dũng cảm của ông, thế giới biết đến sự kiện diễn ra tại một thành phố Hàn Quốc, nơi chính phủ cô lập bằng một lệnh giới nghiêm vào thời ấy. Scholz nói: “Tôi thật sự kính trọng Hinzpeter. Ông ấy quả là một phóng viên vĩ đại. Dù vậy, tôi tin là còn nhiều phóng viên cũng đánh đổi tính mạng của mình để thu thập các câu chuyện mang tính thời sự cao.”

Scholz có đóng góp vào việc sản xuất phim tài liệu về Hinzpeter. Anh diễn một vai nhỏ trong phim “Tài xế taxi” năm 2017, bộ phim kể về cuộc đời nhân vật Kim Man-seop. Bối cảnh của bộ phim là câu chuyện về người tài xế taxi tên Kim Sa-bok, một người đã giúp đỡ Hinzpeter tường thuật sự kiện diễn ra ở Gwangju.

Anton Scholz (thứ hai từ trái sang) trong phiên thảo luận “Chiến tranh kinh tế: Chúng ta đạtđược gì?” thuộc Diễn đàn EDAILY Strategy lần 10 diễn ra tại Silla Seoul vào tháng 6 năm 2019.
© EDAILY

Scholz trong chương trình “Talk Show J về Báo chí” (Journalism Talk Show J) với chủ đề “Cựu tổng thống Roh Moo-hyun và cải cách truyền thông.” Scholz là khách mời thường xuyên cho các chương trình truyền hình nhờ lối phân tích sắc sảo và những chia sẻ thẳng thắn của mình.

Phương pháp thống nhất bán đảo Hàn

Chuyển sang chủ đề về thống nhất quốc gia, Scholz nhấn mạnh cách người dân Đông và Tây Đức phấn đấu cho cùng một mục tiêu, với một chút may mắn và thời cơ hoàn hảo.

“Tôi tin người dân Nam và Bắc Hàn có thể làm được như vậy. Dĩ nhiên, tình hình của hai miền Nam - Bắc phức tạp hơn nhiều do bị vây quanh bởi các thế lực ngoại quốc theo đuổi những lợi ích khác nhau.”

Việc thống nhất Nam - Bắc Hàn là điều khó có thể diễn ra trong một thời gian ngắn. Scholz cho rằng hai miền Nam - Bắc có thể theo thể chế “một quốc gia hai chế độ” như Trung Quốc và Hồng Kông hoặc lựa chọn một cách thức nào đó khác. Theo anh, thống nhất kiểu nước Đức không phải là lựa chọn duy nhất.

Scholz lấy làm tiếc về việc người Hàn Quốc có khuynh hướng tránh né những lới khuyên mang tính phản biện. Anh nói, “Nhiều người Hàn sẽ bảo rằng “anh không hiểu tình cảnh đất nước chúng tôi đâu”. Thật ra nhiều người nước ngoài thấy được tình cảnh của Hàn Quốc nhưng không ít người Hàn Quốc chưa chuẩn bị đầy đủ để tiếp nhận ý kiến và phương pháp giải quyết khác biệt.”

Về hệ thống giáo dục Hàn Quốc, theo anh thì Hàn Quốc chưa đặt đúng trọng tâm của giáo dục. “Hình như Hàn Quốc đặt nặng về số lượng chứ không phải chất lượng giáo dục. Điều này làm thui chột tính sáng tạo của học sinh, sinh viên.” Anh nhấn mạnh, “Trẻ em cần chơi nhiều hơn và học ít lại. Học là phải thực tiễn như thế nào, chứ không phải là để thi cử.”

Sống ở Hàn Quốc được vài thập kỷ, xem đây như quê hương thứ hai nhưng anh không hề khép mình đón nhận những thử thách mới, những cánh cửa khác có thể mở ra. Anh nói, “Thời gian sẽ cho ta câu trả lời”.

Choi Sung-jinTổng biên tập tờ Korea Biomedical Review
Ha Ji-kwonẢnh