메인메뉴 바로가기본문으로 바로가기

칼럼 게시판 > 상세화면

2016 SPRING

Ngôi vị quán quân củaCho Seongjin tại cuộc thi Piano Chopin Quốc tế và tương lai nềnâm nhạc cổ điển Hàn Quốc

Tại cuộc thi Piano Chopin Quốc tế 2015,nghệ sĩ piano trẻ Hàn Quốc Cho Seong-jinđã giành ngôi vị quán quân, đồng thời đoạtgiải người trình diễn bản Polonaise haynhất. Có thể nói đây là cơ hội để “Làn sóngCho Seon-jin” khiến nhiều người quan tâmđến âm nhạc cổ điển Hàn Quốc một cáchnghiêm túc và thấu đáo hơn.

Cho Seong-jin đã trả lời phỏng vấn sau chiến thắng ởcuộc thi Piano Chopin Quốc tế lần thứ 17: “Thật kỳ lạ,tôi không chút căng thẳng trong buổi diễn chung kết.Những ngón tay của tôi tự lướt theo phím đàn, còn tôichỉ lắng nghe và tận hưởng những giai điệu âm nhạcmình đang tạo ra.”

M ột ngày mùa thu năm ngoái, dòng thời gian trên facebookcủa tôi bỗng liên tục xuất hiện hình ảnh một chàng traitrẻ. Bạn facebook của tôi chủ yếu là các fan hâm mộ âmnhạc hay những người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.Họ liên tiếp đưa ra nhiều lời bình luận khen ngợi và thán phục. Sauđó không lâu, chàng trai lập tức xuất hiện trên các trang online. Khimột gương mặt trẻ độ tuổi ấy xuất hiện ở những vị trí như thế, họthường nằm trong một trong hai trường hợp: gương mặt nổi tiếngcủa showbiz hay một ngôi sao thể thao. Nhưng chàng trai là tâmđiểm chú ý của cả Hàn Quốc lần này lại không thuộc đối tượng nàotrong hai trường hợp trên. Thật ngoại lệ, đây là một nghệ sĩ piano.

Ngày 21 tháng 10 năm 2015, người chiến thắng cuộc thi PianoChopin Quốc tế lần thứ 17 (International Fryderyk Chopin PianoCompetition) đã được công bố. Sau Rafal Blechacz (Ba Lan) năm2005, Yuklianna Avdeeva (Nga) năm 2010, cả thế giới chờ đợi sựxuất hiện của ngôi sao mới. Cuối cùng ngôi vị quán quân đã đượctrao cho Cho Seong-jin, người Hàn Quốc đầu tiên dành ngôi vịnày trong lịch sử cuộc thi Piano Chopin. Credia – Công ty tổ chứcbiểu diễn tiêu biểu của Hàn Quốc – lập tức lên chương trình chobuổi hòa nhạc mang tên “Chopin Concours Gala Concert” với sựtrình diễn của Cho Seong-jin cùng các nghệ sĩ đạt giải. Buổi hòanhạc được tổ chức ngày 2 tháng 2 tại phòng hòa nhạc của Trungtâm Biểu diễn Nghệ thuật Seoul. Ngày 29 tháng 10, khi vé bắt đầuđược bán, hệ thống đặt vé qua mạng của công ty bị quá tải – mộtchuyện hiếm có trong giới âm nhạc cổ điển. Toàn bộ vé bán hếtchỉ trong vòng một tiếng đồng hồ.

Lịch sử của những thành công ở cuộc thi Piano ChopinQuốc tế

thi Âm nhạc Quốc tế thuộc loại tầm cỡ nhất thế giới. Các cuộcthi này đều có điểm chung: hoặc chỉ dành riêng cho piano, hoặcpiano là chính. Điều này chứng tỏ tỉ lệ đáng kể của các nghệ sĩpiano trong giới âm nhạc cổ điển. Trong số đó, cuộc thi PianoChopin, nơi các nghệ sĩ tranh tài chỉ với các tác phẩm piano củaChopin có thể nói là cuộc thi có thể lệ gắt gao nhất. Đây là nơiđánh dấu sự xuất hiện của nhiều ngôi sao tài năng nhất nhưngcũng lại là nơi nhiều vụ việc xảy ra nhất. Chúng ta sẽ đi ngượcdòng lịch sử của những thành công, trở về 89 năm trước để bắtđầu từ khởi điểm của cuộc thi tài năng tầm cỡ này.

Trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Warsaw của BaLan bị tàn phá nặng nề. Những người Ba Lan gần như chai sạncả về tâm hồn và thể xác bởi chiến tranh đã rơi vào niềm đam mêthể thao thay vì nghệ thuật. Vốn là giáo sư nhạc viện đồng thờimột chuyên gia Chopin, Jerzy Zurawlew lo ngại Ba Lan sẽ đánhmất diện mạo của một cường quốc văn hóa. Sau nhiều trăn trở,tìm cách kéo người Ba Lan trở lại với sân khấu nghệ thuật, cuốicùng ông đã tìm thấy câu trả lời ở “Thế vận hội dành cho âmnhạc” và đó chính là cuộc thi âm nhạc ngày nay

Nghệ sĩ piano Cho Seong-jin (hàng đầu, đứnggiữa) chụp hình cùng ban giám khảo cuộc thivà những người đã đoạt giải trong buổi lễ traogiải tại cuộc thi Piano Chopin Quốc tế lần thứ17, tổ chức vào ngày 21 tháng 10 năm 2015tại Phòng hòa nhạc Warsaw Philharmonic, BaLan. Bên trái Cho Seong-jin là Charles Richard-Hamelin (Canada) giải nhì và bên phải là KateLiu (Mỹ) giải ba.

Cuộc thi Chopin đầu tiên được diễn ra ngày 23 tháng 1 năm1927 tại Phòng Hòa nhạc Warsaw Philharmonic với nguyên tắc chỉchơi các bản nhạc của Chopin. Nguyên tắc này được duy trì chođến ngày hôm nay. Quán quân đầu tiên của cuộc thi là Lev Oborin(Nga). Tiếp theo, các cuộc thi lần 2 và lần 3 lần lượt được tổ chứcvào các năm 1932 và 1937. Tuy nhiên sau đó, cuộc thi tạm thời bịgián đoạn do sự hỗn loạn của cuộc chiến tranh thế giới lần 2. Năm1949, sau khi chiến tranh kết thúc, cuộc thi Piano Chopin lần thứ 4lại được tổ chức, kỷ niệm 100 năm ngày Chopin qua đời. Tại cuộcthi, Halina Czerny-Stefanska trở thành nghệ sĩ Ba Lan đầu tiên đoạtngôi vị quán quân (Bella Davidovich đoạt giải nhất đồng hạng). Cuộcthi lần thứ 5 được tổ chức vào năm 1955. Năm năm sau, năm1960, Maurizio Pollini dành thắng lợi, đánh dấu sự xuất hiện mở đầucủa những “ngôi sao lớn”: năm 1965 Martha Argerich, năm 1970Garick Ohlsson – nghệ sĩ Piano người Mỹ đầu tiên đoạt giải này,năm 1975 Krystian Zimerman – nghệ sĩ gốc Ba Lan.

Đến năm 1980,tại cuộc thi lần thứ 10, Argerich một lần nữa lại khiến cả Warsawchấn động khi tuyên bố rời khỏi ghế giám khảo để phản đối trướcsự thất bại vào vòng chung kết của Ivo Pogorelich vì lối chơi phácách đầy cá tính của anh. Sự kiện này được gọi là “sự kiện Pogorelich”.Ngôi vị quán quân năm ấy cuối cùng thuộc về Đặng TháiSơn – một chuyên gia Chopin đúng nghĩa của thời đại. Năm 1985,sau khi Stanislav Bunin đạt giải quán quân và thăng hoa tại cuộc thi,cuộc thi đã tạm không có giải nhất cho đến tận năm 2000.

Mãi đến thế kỷ 21, chúng ta mới lại được đón chào sự xuất hiệncủa các thiên tài âm nhạc. Năm 2000, Li Yundi của Trung Quốc đãthực sự tỏa sáng với giải quán quân sau 15 năm và cũng đồng thờilà quán quân nhỏ tuổi nhất trong lịch sử cuộc thi. Cuộc thi lần thứ15 vào năm 2005 cũng là một cuộc thi đáng nhớ bởi đã 30 nămsau thành công của Zimerman năm 1975, Ba Lan mới lại có ngườichiến thắng. Cả Ba Lan như nổ tung trong niềm vui. Cuộc thi khôngcó giải nhì và giải năm. Giải ba và bốn thuộc về bốn nghệ sĩ châuÁ, gồm hai nghệ sĩ Hàn Quốc Lim Dong-min, Lim Dong-Hyek đồnggiải ba và hai nghệ sĩ Nhật Bản Shohei Sekimoto, Takashi Yamamotođồng giải tư. Đây cũng là điểm đáng chú ý của cuộc thi.

Cho Seong-jin nói lời cảm ơn khán giả sau buổidiễn đem lại chiến thắng cho anh tại cuộc thiPiano Chopin Quốc tế lần thứ 17.

Giấc mơ lớn hơn giải quán quân cuộc thi Piano Chopin

Chúng ta cùng trở lại với câu chuyện về Cho Seong-jin, nhân vậtchính đã tạo nên làn sóng làm rung động cả đất nước Hàn Quốcmùa thu năm 2015. Cho Seong-jin sinh năm 1994, từng theo họctại hai trường phổ thông năng khiếu nổi tiếng của Hàn Quốc làtrường Yewon và trường Năng khiếu Nghệ thuật Seoul. Từ năm2012, Cho Seong-jin học tại Học viện Âm nhạc Paris dưới sự dẫndắt của Michel Beroff và năm 2008, bắt đầu được biết đến sau giảinhất cuộc thi Chopin Quốc tế dành cho thanh thiếu niên được tổchức tại Moscow. Năm 2009, Cho Seong-jin bắt đầu khiến giới âmnhạc thế giới phải chú ý khi tiếp tục dành giải nhất tại cuộc thi PianoQuốc tế Hamamatsu Nhật Bản. Ở cuộc thi này, cậu cũng là quánquân trẻ tuổi nhất. Năm 2011, Cho Seong-jin đoạt giải ba tại cuộcthi Tchaikovsky, năm 2014 giải ba cuộc thi Arthur Rubinstein, cho1 thấy sự trưởng thành đầy vững vàng của một nghệ sĩ trẻ.

Lần đầu tiên khi tôi gặp Cho Seong-jin tháng 12 năm 2008, cậulà học sinh lớp 8 trường Yewon. Cho Seong-jin vừa trở về nước saukhi đoạt giải quán quân trong cuộc thi Chopin dành cho thanh thiếuniên tại Moscow. Cho Seong-jin lúc đó là một cậu bé trong bộ đồngphục học sinh ngượng nghịu rụt rè bước vào trường quay. Gươngmặt bầu bĩnh, ánh mắt non trẻ lấp lánh đầy vẻ hiếu kỳ nhưng lạnhnhư tuyết. Ngày hôm đó, tôi được nghe câu chuyện về cuộc thiđầu tiên trong nước khi Cho Seong-jin mới chỉ là một học sinh lớphai. Cậu kể lại, khi quan sát những thí sinh khác, cậu đã kinh ngạcthầm nghĩ “Hóa ra họ chơi piano như thế. Vậy mà mình tưởng chỉnhững nghệ sĩ chuyên nghiệp thực thụ mới có thể chơi như thế…”.Cậu cũng bày tỏ với tôi cảm nghĩ của người thắng cuộc trong cuộcthi Chopin Quốc tế dành cho thanh thiếu niên: “Em bỗng thấy mìnhtrở nên thật tầm thường, nhỏ bé trước phong thái âm nhạc đầy tựtin, thoải mái của các bạn nhỏ cùng lứa tuổi mà em gặp ở Nga. Emnghĩ sau này, khi học âm nhạc phương Tây, mình sẽ gặp nhiều khókhăn. Mình chỉ còn cách phải chuẩn bị nhiều hơn, nỗ lực hơn.”

Tháng 1 năm 2009, một năm sau khi Cho Seong-jin đoạt giải,tôi được nghe cậu trình diễn bản “Dante Sonata” của Liszt tại buổihòa nhạc đón năm mới ở Phòng Biểu diễn Nghệ thuật Kumho. Tôitự hỏi, liệu cậu thiếu niên ở độ tuổi chỉ biết tuân thủ theo nhữngnốt nhạc và chỉ dẫn trên bản nhạc này có thể diễn tả được tình yêucủa Liszt, hay địa ngục và thiên đường của Dante? Nhưng ChoSeong-jin đã làm tan biến mọi nghi ngại trong lòng tôi. Cậu đã thựcsự cho tôi nghe câu chuyện của Liszt và Dante. Tôi nghĩ giả sử,một cậu bé đến bên tôi và dùng “lời” để kể câu chuyện này, tôi đãkhông thể rung động đến thế. Đây quả là điều chỉ có âm nhạc mớilàm được và cậu đã thật sự truyền cảm bằng âm nhạc, cho mọingười thấy sự vĩ đại của âm nhạc và cả của việc chơi âm nhạc

Mùa đông năm 2011, tôi gặp lại Cho Seong-jin ở Phòng Biểudiễn Nghệ thuật Kumho. Lần này, cậu song tấu cùng nghệ sĩPiano Seon Yeol-eum, một người bạn đồng nghiệp, người chịthân thiết của cậu. Sau một hồi lâu trò chuyện, cậu kể tôi nghecâu chuyện xảy ra ở Okinawa: “Cách đây không lâu, tôi đã đếnOkinawa để biểu diễn. Tính trong mấy năm trở lại đây thì đó là lầnđầu tiên sau khi biểu diễn, tôi được ở lại chơi một ngày. Tôi nghỉngơi, đi dạo quanh và chợt nhận thấy mọi người ở đó thật dễ vuivới những việc rất nhỏ. Lần đầu tiên tôi bắt đầu tự chiêm nghiệmhạnh phúc là gì.” Lý do nào khiến cậu thanh niên Cho Seong-jin17 tuổi đã kể lại câu chuyện về hạnh phúc cậu cảm nhận được ởhòn đảo phía nam ấm áp ấy?

Hai năm sau, năm 2013, tôi lại gặp Cho Seong-jin khi đó đangdu học tại Pháp. Cậu trở về Hàn Quốc một tháng trước buổi biểudiễn trong nước cùng dàn nhạc giao hưởng Munich PhilharmonicOrchestra dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Lorin Maazel. ChoSeong-jin tâm sự: “Ngoài việc giá cả đắt đỏ và ngôn ngữ hơi khóthì tôi thích cuộc sống ở Paris. Rất mới mẻ và thú vị. Tính tôi cũngđã thay đổi khá nhiều. Tôi ít sợ sệt hơn. Trước kia, tôi hay bối rốikhi phải tiếp xúc với người lạ. Nhưng bây giờ, tôi thấy rất thoải mái,đến mức đối phương có thể thấy hơi bất tiện…”. Từ một cậu thiếuniên, Cho Seong-jin đã trở thành một thanh niên, nhưng ánh mắtlạnh, sáng lấp lánh vẫn như xưa. Thỉnh thoảng xen giữa câu chuyệnlà những câu nói không rõ nói đùa hay lời châm chọc. Tôi cảmnhận dường như bên trong Cho Seong-jin có cả nhiệt huyết lẫn sựthờ ơ cùng tồn tại, quyện lẫn vào nhau. Tôi hỏi thêm một câu cuối:“Dù sao Cho Seong-jin cũng muốn thành công chứ?” và câu trảlời là: “Có người nói tôi như một đạo sĩ. Dĩ nhiên tôi cũng có hammuốn. Nhưng điều quan trọng là ham muốn gì. Thành công là khimột nhạc công kiếm được nhiều tiền từ các buổi diễn? Khi có thểkhiến người khác rung động bằng ngón đàn ở trình độ điêu luyện?Hay khi ta cho rằng âm nhạc là thứ chỉ dành cho riêng mình và mộtmình trong phòng tự dùng tiếng đàn để thỏa mãn bản thân? Với tôichẳng có định nghĩa thế nào là thành công. Tôi chỉ có một giấc mơlớn, giấc mơ muốn thực hiện những buổi diễn thật giá trị. Khôngphải của Cho Seong-jin mà những buổi diễn thật sự quý giá nhưcủa các nghệ sĩ lớn Radu Lupu, Grigory Sokolov hay Murray Perahia.Nhiều người có thể không coi đó là thành công. Nhưng với tôiđây là giấc mơ lớn, lớn hơn cả giải quán quân ở cuộc thi.”

Tôi tự hỏi, không biết các cuộc thi âm nhạc mang ý nghĩa gì vớimột nghệ sĩ trẻ tuổi, và đây là giãi bày của Seon Yeol-eum, nghệ sĩpiano đã từng đứng hạng hai trong cuộc thi Tchaikovsy quốc tế,khi Cho Seong-jin đứng hạng ba. Cô đã trả lời như sau khi đượchỏi về “sự thành công của một nghệ sĩ âm nhạc”: “Tôi đã từng thấyhoài nghi khi gặp phải nhiều chuyện ở các cuộc thi. Khi đó, tôi đãnhớ đến lời của thầy tôi, thầy Kim Dae-jin. Thầy nói lúc này có thể tasẽ nghĩ các cuộc thi âm nhạc là vô nghĩa, và dĩ nhiên nó vô nghĩa,nhưng khi ra thế giới bên ngoài, ta sẽ thấy chẳng có gì công bằngnhư các cuộc thi và lời thầy nói không sai.” Với các nghệ sĩ trẻ đếntừ nhiều nước trên thế giới, khi đã quyết định đi theo con đườngcủa một nghệ sĩ âm nhạc chuyên nghiệp, cuộc thi âm nhạc chínhlà thứ tàn nhẫn nhất nhưng cũng lại là cánh cửa chắc chắn nhấtdẫn đến thành công. Nhưng chúng thật sự chỉ là “cánh cửa dẫnđến thành công” không hơn không kém, và vì thế tâm sự của ChoSeong-jin về giấc mơ lớn hơn giải quán quân, giấc mơ được “thựchiện những buổi diễn thật sự quý giá” càng thêm phần chân thật.

Cách đây không lâu, Cho Seong-jin vừa ký hợp đồng với Solea- Công ty quản lý âm nhạc của Pháp. Ngày 5 tháng 1 vừa qua,công ty đã chính thức đưa tin trên trang tin điện tử của mình. Đâylà một công ty được Romain Blondel thành lập năm 2005, quảnlý hơn 20 nghệ sĩ âm nhạc, trong đó có nghệ sĩ piano MenahemPressler, nghệ sĩ violon Daniel Hope, nghệ sĩ cello Jean-GuihenQueyras, nghệ sĩ sáo Emmanuel Pahud. Với Cho Seong-jin đangdu học tại Paris, một công ty quản lý ở Paris chắc chắn sẽ giúpcho hoạt động nghệ thuật của cậu ở châu Âu thêm phong phú.

“Với tôi chẳng có định nghĩa thế nào là thành công. Tôi chỉ có một giấc mơ lớn, giấc mơ muốnthực hiện những buổi diễn thật giá trị. Không phải của Cho Seong-jin mà những buổi diễn thậtsự quý giá như của các nghệ sĩ lớn Radu Lupu, Grigory Sokolov hay Murray Perahia. Nhiềungười có thể không coi đó là thành công. Nhưng với tôi đây là giấc mơ lớn, lớn hơn cả giảiquán quân ở cuộc thi.”

Hiệu ứng Cho Seong-jin

Hiện vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về kỳ vọng một sự chuyểnbiến trong thị trường âm nhạc cổ điển Hàn Quốc nhờ vào lànsóng Cho Seong-jin. Cùng khoảng thời gian album thu âm trựctiếp cuộc thi Chopin Quốc tế của Cho Seong-jin được tung ra,các nghệ sĩ piano trẻ tiêu biểu của Hàn Quốc Lim Dong-hyek vàKim Sun-wook cũng cho ra mắt album mới của mình. Nhờ hiệuứng cộng hưởng, cả ba album mới đã được tiêu thụ rất chạy trênthị trường. Tuy nhiên cái gọi là “hiệu ứng Cho Seong-jin” sẽ đượcduy trì và mở rộng đến mức độ nào còn là vấn đề nhiều tranh cãi.Về cơ bản, thị trường nội địa của nền công nghiệp âm nhạc cổđiển Hàn Quốc có quy mô quá nhỏ. Ngay kết quả thống kê doanhthu theo từng thể loại âm nhạc nhằm phục vụ cho phương ánphát triển ngành công nghiệp này hay kết quả phân tích đối tượngkhán thính giả đến với các buổi diễn cũng còn nhiều điểm chưa rõràng. Tôi tạm dẫn lời một nghệ sĩ âm nhạc trẻ khi bình luận về thịtrường âm nhạc Hàn Quốc: “Điều khiến tôi thấy không cam tâmchính là điều ở Hàn Quốc chỉ có những “người làm âm nhạc” màthiếu hẳn thị trường, các kênh truyền thông chuyên cho âm nhạc,những người tiêu dùng hay những nhà cung cấp âm nhạc.”

Quầy trưng bày album của ChoSeong-jin tại nhà sách.

Giờ đây, câu trả lời cho việc làn sóng được tạo nên bởi chàngthanh niên 22 tuổi với cây đàn piano có thể đem lại những kết quảgì thuộc về tất cả chúng ta. Nhưng dù kết quả đó ra sao, thì sựthật chiến thắng của Cho Seong-jin đã khiến nhiều người quantâm một cách nghiêm túc hơn đến âm nhạc cổ điển Hàn Quốccũng là một sự thật đáng giá.

Ngay sau cuộc thi Piano Chopin, trong cuộc phỏng vấn với mộtkênh truyền thông trước buổi diễn trong nước vào tháng 2, ChoSeong-jin đã nhắn nhủ tới những người hâm mộ trong nước nhưsau: “Tôi không muốn được gọi là một “thần tượng” (của âm nhạccổ điển). Tôi chỉ muốn mãi được làm một nghệ sĩ chơi nhạc cổđiển. Có người gọi tôi là “chuyên gia Chopin”, nhưng thú thật, ngaycả bây giờ, Chopin chính là một trong những nhạc sĩ khiến tôi ít tựtin nhất. Càng về cuối đời, âm nhạc của các nhạc sĩ như Beethovenhay Brahms càng nhẹ nhõm hơn. Điều này phải chăng vì họ đã lầnlượt vứt bỏ bớt từng thứ, từng thứ một. Cuộc đời cũng thế. Chonên tôi nghĩ ở tuổi của mình, tôi phải cố gắng để có thật nhiều trongtay. Có như thế, sau này tôi mới có thứ để vứt bỏ”. Trong thành phốđầy tất bật này, rất có thể làn sóng “quán quân cuộc thi Piano ChopinQuốc tế đầu tiên của Hàn Quốc” sẽ chẳng mấy chốc mà tan,một cách dễ dàng và chóng vánh. Vì thế chúng ta nhất định phảicổ vũ, không phải cho “sự thành công rạng rỡ” mà cho “sự trưởngthành đầy cô đơn” của một nghệ sĩ âm nhạc trẻ.

Park Yong-wanNguyên Trưởng Ban biên tập Nguyệt san Gaesuk - Nhân viên BộVăn hóa Thể thao và Du lịch
Dịch Phan Thị Hồng Hà

전체메뉴

전체메뉴 닫기