Tháng Ba vừa qua, năm ván đấu giữa kiện tướng cờ vây thế giới LeeSe-dol và chương trình trí tuệ nhân tạo AlphaGo của DeepMind, công tycon của Google, đã thu hút sự quan tâm của toàn thế giới. Cả thế giớihồi hộp theo dõi xem liệu dự đoán cho rằng trí thông minh nhânt ạo (AI)sẽ vượt qua con người có trở thành hiện thực hay không.
Kiện tướng cờ vây cửu đẳngLee Se-dol (phải) đang thi đấuvới AlphaGo, chương trình trítuệ nhân tạo của Google Deep-Mind. Ngồi đối diện với Lee Sedollà Aja Huang, người lập trìnhchính của DeepMind và cũnglà cờ thủ cờ vây nghiệp dư lụcđẳng, đang đi cờ cho AlphaGo.Lee Se-dol bị đánh bại với tỉ số4:1 sau năm ván đấu.
C uối cùng, trận chiến giữa con người và máy móc, điềumà trước đây chúng ta chỉ thấy trong phim khoa học viễntưởng, đã hạ màn kết thúc. Trận đấu giữa Lee Se-dol, kìthủ cờ vây cửu đẳng (xếp hạng 4 thế giới), người thực hiện niềmhy vọng của nhân loại, và AlphaGo, trí tuệ nhân tạo chưa từng cóđối thủ, là một sự kiện lịch sử trong nền văn minh nhân loại. Thửthách của máy móc trong lĩnh vực cờ vây (hay baduk trong tiếngHàn), trò chơi mà giá trị cốt lõi của nó là trực giác và sức sáng tạocủa con người, là một bước ngoặt mở phương hướng tương laicho trí tuệ nhân tạo.
Cờ vây, trò chơi có quy tắc đơn giản nhất thế giới
Không có trò chơi nào đơn giản hơn cờ vây. Những trò chơicờ bàn mà người phương Tây yêu thích như trò chơi backgammoncần có vật dụng đặc biệt đi kèm, cờ tướng hay cờ janggiphương Đông cũng cần nhiều vật đi kèm với hình dạng khác nhau.Tuy nhiên, cờ vây chỉ cần có những viên đá hình tròn màu trắng vàđen, bàn cờ được kẻ những đường thẳng ngang dọc. Nếu khôngcó đá, chúng ta có thể thay bằng sỏi hoặc mảnh gỗ nhỏ. Tại mộthội thảo ở nước ngoài cách đây không lâu, tôi từng thấy một giáosư Hàn Quốc chơi cờ vây với một học giả người nước ngoài bằngcách dùng bút chì vẽ hình tròn trên một tờ giấy có kẻ ô vuông đểđánh dấu nước đi cờ của họ. Ngoài cờ vây ra, có lẽ không còn tròchơi nào chỉ cần có giấy và bút chì là có thể chơi được. Quy tắcchơi cờ cũng vô cùng đơn giản nên người bình thường chỉ cần10 phút cũng có thể học được cách chơi. Thật ra, chỉ có một quytắc cho việc đặt đá lên bàn cờ: bạn không được đặt quân của bạnngay vào vị trí mà đối phương vừa bắt quân đi.
Cờ vây được cho có nguồn gốc từ Trung Quốc, và các ghichép về cờ vây lâu đời nhất được tìm thấy ở Trung Quốc. Cũngcó giả thuyết cho rằng đây là trò chơi vị Hoàng Đế trong truyềnthuyết sáng tạo ra để giáo dục con cái. Trong sách cổ “Luận ngữ”và “Mạnh Tử” của Trung Hoa có đề cập đến cờ vây, điều này chothấy rằng chắc chắn cờ vây là trò chơi được yêu thích từ thời XuânThu Chiến Quốc (475-221 TCN). Ở Hàn Quốc, trò chơi này đượcdu nhập vào từ thời Tam Quốc, khoảng thế kỷ thứ tư hay thứ năm.
Trước khi có máy tính và internet, cờ vây từng là trò tiêu khiểnyêu thích của người Hàn Quốc. Không có trò chơi nào khiến chohai người lớn có thể ngồi yên tiêu khiển thời gian trong hơn mộttiếng đồng hồ như cờ vây. Điểm khác biệt của cờ vây với các tròchơi khác là người chơi cần sử dụng nhiều chiến lược khác nhauvà các cấp độ kỹ năng cách biệt nhau rất xa. Trong cờ vây khôngbao giờ có trường hợp người chơi nghiệp dư vô tình đánh bại kìthủ. Do đó, từ xưa giữa cao thủ và người chơi nghiệp dư luôn córào cản về thân phận rất lớn, và để chơi một ván cờ với cao thủ,người mới chơi phải nỗ lực rất nhiều.
Cờ vây có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ nền văn hoá các nướcĐông Á, đã và đang phát triển như một trò chơi đại diện cho tinhthần phương Đông. Thế giới của cao thủ mà người mới bắt đầuchơi không thể tiếp cận, các quân cờ bằng đá với hai màu tượngtrưng cho âm dương, 361 giao điểm tượng trưng cho khônggian vũ trụ, tất cả những điều đó tượng trưng cho sự thần bí củaphương Đông. Cho đến nay, rất nhiều thuật ngữ cờ vây được sửdụng rộng rãi trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hóa củaHàn Quốc. Chẳng hạn như từ “cho-ilkgi”, có nghĩa là thời gianít ỏi còn lại trước khi đưa ra quyết đoán cuối cùng, vốn là thuậtngữ trong cờ vây. Những thuật ngữ khác như “kkotnori-pae” (mộtbên đang trong tình huống vô cùng có lợi), “bokgi” (việc đánh giálại toàn bộ quá trình), “chogangsu” (động thái mạnh mẽ nhất),“susun” (thứ tự) và “hogu” (miệng hổ) nói đến tình trạng nguycấp… đều là những thuật ngữ được sử dụng trong cuộc sốnghàng ngày xuất phát từ cờ vây.
Từ sự ra đời của động cơ hơi nước đến trí tuệ nhân tạo
Học viên tại Học viện cờ vâyLee Se-dol đang theo dõitrận đấu của Google Deep-Mind trên tivi. Kiện tướngLee mở học viện này năm2014 để tìm kiếm và đào tạotài năng trẻ.
Thế giới quan của phương Tây thường mang tính máy móc vàduy vật, khác với thế giới quan của phương Đông luôn xem trọngcảm xúc và tâm linh. Chẳng hạn, trong văn học cổ phương Đông,âm thanh rung của nắp bình trà khi nấu sôi gợi nhớ kí ức và cảmgiác buồn. Tuy nhiên, ở phương Tây, trọng tâm sẽ được đặt vàosức mạnh cơ khí của hơi nước đẩy nắp ấm trà lên xuống. Độngcơ hơi nước của James Watt, châm ngòi cho cuộc Cách mạngCông nghiệp, đã ra đời như vậy, đánh dấu một bước ngoặt lịchsử khi sức mạnh của máy móc bắt đầu thay thế sức người.
Thêm vào đó, nền văn minh máy móc thay thế lý trí của conngười trở thành hiện thực với sự xuất hiện của máy tính. Với sựphát triển của y học, hoạt động của lĩnh vực tâm linh, chẳng hạnnhư linh hồn con người, dần dần được phát hiện cũng chỉ là kếtquả tương tác sinh hóa giữa các tế bào não. Khi bệnh tâm thầnđược chứng minh không phải do âm mưu của ma quỷ, mà doquá dư hoặc quá thiếu chất dẫn truyền thần kinh trong não, khoahọc não bộ và khoa học nhận thức được chú ý đến như là nhữnglĩnh vực nghiên cứu mới. Theo đó, quan điểm duy vật được hệthống thành một lĩnh vực khoa học và máy tính bắt đầu đuổi kịpvới khả năng trí tuệ của con người.
Khái niệm trí tuệ nhân tạo đầu tiên xuất hiện vào thập niên 60,nhưng chỉ sau khi phần cứng được phát triển mạnh nhờ côngnghệ máy tính và bán dẫn thì ý tưởng đó mới trở thành hiện thực.Thêm vào đó, thế giới của trí tuệ nhân tạo được mở rộng nhờvào bộ nhớ lưu trữ dữ liệu lớn với năng lực vô biên. Trí tuệ nhântạo hiện nay chứng tỏ được sức mạnh của nó trong lĩnh vực láimáy bay, giám sát không người,nhận dạng khuôn mặt, lọc email rác,đầu tư chứng khoán… và bắt đầuđặt chân vào lĩnh vực công nghiệpmột cách tích cực hơn.
Công ty bắtkịp với sự thay đổi đó sớm nhất làGoogle, công ty máy tính hàng đầuthế giới. Google mua lại DeepMind,một công ty Anh đã phát triển rachương trình AlphaGo, với giá 400triệu pound (khoảng 650 triệu USD), một nhà tiên phong trong việcphát triển cỗ máy tri thức cho tương lai.
Thất bại trong cuộc thi với AlphaGo lần này không làm mất đi tính tôn nghiêm của con ngườitrong thế giới cờ vây. Giờ đây rõ ràng rằng các tính toán của con người cũng có thể đượcthực hiện bằng máy móc là sự thật đã được khẳng định. Tuy nhiên, máy móc nào thì cũng đềuphụ thuộc vào ý đồ của người vận hành nó, do đó vấn đề là cuối cùng chúng ta vẫn phải quynạp về mối quan hệ giữa người và người.
Khe hở mà AlphaGo không tính toán được
Mục tiêu hướng đến đầu tiên để đại chúng có thể thấy đượcsức mạnh của trí tuệ nhân tạo là cờ vua. Sau một loạt thất bại,trong một cuộc thi được tổ chức vào năm 1997 máy tính DeepBlue của IBM đã đánh bại nhà vô địch cờ vua thế giới Garry Kasparov.Đây là chiến thắng đầu tiên của máy tính sau 30 năm kể từkhi chọn con người làm mục tiêu thử thách trong lĩnh vực cờ vua.Đến năm 2011, trong một chương trình quizshow nổi tiếng, siêumáy tính Watson của IBM đã giành chiến thắng trước con người.Nhiều nhà khoa học từng dự đoán rằng, trong môi trường thi đấuvới ít câu trả lời như cờ vua hay quizshow, con người không baogiờ đánh bại được máy tính. Sau đó, chỉ còn lại cờ vây với vô sốnước cờ là lĩnh vực phòng ngự kế tiếp của con người.
Tuy nhiên, người ta tin rằng, chỉ trong cờ vây, trò chơi đượckết hợp bởi trực giác của con người và hệ thống tư duy truyềnthống của phương Đông, trí tuệ nhân tạo khó mà thắng được conngười. Trên thực tế, trước trận đấu với AlphaGo lần này, thànhtích của chương trình cờ vây máy tính không đạt được đến trìnhđộ con người. Đặc biệt, khả năng đọc toàn bộ ván cờ và khảnăng nắm bắt ý đồ của đối phương rất kém. Tuy nhiên, AlphaGoxuất hiện và nhanh chóng thay đổi cục diện.
Cuối cùng, trận đấu giữa Lee Se-dol, kì thủ vô địch ngườiHàn Quốc và AlphaGo với năm ván đấu đã diễn ra trong tháng 3năm 2016 và khả năng của AlphaGo vượt xa dự đoán của nhiềuchuyên gia, gây ra một cú sốc lớn. Trận đấu kết thúc với tỉ số 4:1với thắng lợi tuyệt đối của AlphaGo. Các kì thủ chuyên nghiệpquá sốc với kết quả này. Họ sửng sốt trước kĩ thuật xuất sắc củaAlphaGo. Ban đầu nhiều nhà bình luận cho rằng những nước cờkì lạ của AlphaGo là sai lầm nhưng khi AlphaGo giành chiến thắngcuối cùng, người ta mới thấy được đó không phải là sai lầm mà lànhững nước cờ hoàn toàn mới, có tính toán kĩ càng. Trong ba vánđầu, AlphaGo từng bước duy trì ưu thế không một chút sai sót vàLee Se-dol, bị ảnh hưởng tâm lí bởi điều này, liên tục đi sai nướccờ, cuối cùng bại trận. Nhưng trong ván đấu thứ tư, điều ngạcnhiên hơn nữa xảy ra. Sau khi thua ba ván liên tiếp, Lee bắt đầuphân tích chiến lược của AlphaGo và giành được thắng lợi ở vánthứ này. Điều này cho thấy vẫn còn tồn tại khe hở mà AlphaGokhông tính toán được.
AlphaGo tích lũy trí tuệ dựa trên thông tin về các trận cờ từtrước đến nay. Nói cách khác, nó phân tích những nước cờcủa những người giành chiến thắng trước đây, tính toán và ghilại tất cả xác suất thắng của từng nước cờ. Điều làm nó có thểtính toán phức tạp như vậy được là nhờ mạng lưới rộng lớn củacác thiết bị máy tính. Tất cả thông tin về những nước cờ củacác kiện tướng và những thay đổi có khả năng xảy ra đều đượclưu trữ trong 1.200 bộ xử lí trung tâm (CPU) và lưu trữ đám mâycủa Google. AlphaGo có một lợi thế tuyệt đối về thời gian ở chỗnó có thể đọc những dữ liệu này và sử dụng ngay, không quaquá trình tính toán trung gian. Ngoài ra, ưu điểm quan trọng nhấtcủa AlphaGo là khả năng dò tìm phương pháp mới thông quaphương pháp mô phỏng Monte Carlo, một phương thức sửdụng các nước đi ngẫu nhiên và thử nghiệm lặp đi lặp lại. Conngười có thể vừa đặt cờ lên bàn cờ vừa tính toán khả năng củanước cờ mới, nhiều nhất cũng chỉ được 30 lần trong một giờ,nhưng AlphaGo có thể thử và sai như vậy hơn một triệu lần trongmột giờ và tính toán ra các nước cờ mới. Kết quả là, máy tính đãthành công trong việc tìm ra nước cờ mới mà con người chưanghĩ đến được và điều này thật sự xảy ra trong cuộc thi lần này.Trong mắt con người, nó giống như lỗi chương trình nhưng kếtcục con người chỉ biết hoang mang trước nước đi kỳ lạ của nó.
Phát ngôn của Lee Se-dol ngay sau trận đấu, “Đã đến lúc phảixem xét lại lí thuyết cờ vây”, đã tóm tắt một cách chính xác nhất trậnđấu với AlphaGo. Sự xuất hiện của hệ thống trí tuệ nhân tạo này đãđặt con người đứng trước một bước ngoặt mới cho lý thuyết cờvây. Chỉ có điều đáng tiếc là trong cờ vây, quan trọng nhất là việctrao đổi tình cảm qua lại giữa người chơi, nhưng đấu cờ với trí tuệnhân tạo giờ lại trở thành việc tính toán xác suất chiến thắng .
Thất bại trong cuộc thi với AlphaGo lần này không làm mấtđi tính tôn nghiêm của con người. Hơn nữa, có rất ít khả năngAlphaGo, chương trình đặc biệt được tạo riêng cho cờ vây, cóthể thâm nhập vào lĩnh vực của con người và thống trị con người.Cho rằng trận đấu lần này là sự tấn công của máy móc đối vớicon người là một sự tưởng tượng thái quá. Tuy nhiên, giờ đây rõràng rằng các tính toán của con người cũng có thể được thựchiện bằng máy móc là sự thật đã được khẳng định. Tuy nhiên,máy móc nào thì cũng đều phụ thuộc vào ý đồ của người vậnhành nó, do đó vấn đề là cuối cùng chúng ta vẫn phải quy nạp vềmối quan hệ giữa người và người.
Điều quan trọng không phải là chọn lựa rạch ròi con người haytrí tuệ nhân tạo, mà là sự cộng sinh thích hợp giữa cả hai. Chỉ cócông nghệ hiểu được con người mới có thể tồn tại, như chúng tathấy trong thất bại gần đây của tivi 3D. Kết cục, tất cả chỉ là “vấnđề con người”.
Cho Hwan-gue Giáo sư Khoa kĩ thuật Máy tính,Đại học Quốc gia Pusan
Dịch Nguyễn Ngọc Trâm Oanh