Đối với người Hàn Quốc, Heuksando (Hắc Sơn đảo) được xem là hòn đảocủa “chốn lưu đày” trong thời đại của những vương triều xa xưa. Nhưngtrên thực tế, đây là vùng biên cương đã từng đóng vai trò quant rọng trongmột thời gian dài, với những điều kiện thiên nhiên thuận lợi và vị trí địa lýtrọng yếu nằm trên trục giao thông hàng hải quốc tế của vùng Đông Bắc Á.
Làng Sa-ri có cảng mang hình ảnh ấm cúng, được kiến tạobởi một chuỗi những bãi đá, được gọi là Bãi đá bảy anh em,xem như là nơi chắn sóng tự nhiên. Xem nơi này như phòngthí nghiệm của mình, Jeong Yak-jeon đã viết cuốn “HuyềnSơn Ngư Phổ”.
V ào ngày 15 tháng 6 năm 1997, một chiếc bè tre mộc mạcđược đặt tên là Đông Á Địa Trung Hải đã rời khỏi bờ biểnthuộc tỉnh Chiết Giang của phía nam Trung Quốc. Cuộcthám hiểm đã được một nhóm các nhà hải dương học ngườiHàn Quốc và Trung Quốc lên kế hoạch và tiến hành, dẫn đầu làgiáo sư Yoon Myung-chul của trường Đại học Dongguk ở Seoul,với mục đích thực nghiệm “cuộc hải hành trôi dạt” bằng phươngtiện mà người xưa đã dùng. Chiếc bè rời khỏi đất liền, theo dònghải lưu và gió tây nam đã trôi theo hướng đông bắc. Trong cuộchải hành, chiếc bè gặp một cơn bão. Sau 17 ngày trôi dạt, nơi màđoàn thám hiểm đến được chính là đảo Heuksando.
Nơi tạm dừng trong những chuyến hành trình của gió vàcác loài chim
Chuyến thám hiểm trôi dạt này đã phá vỡ hai định kiến. Thứnhất, nó đã chứng minh được khả năng giao lưu giữa lục địa vàbán đảo trong điều kiện tự nhiên thuần túy mà không cần đến sựhỗ trợ của khoa học hiện đại. Từ đó, loại trừ những nghi ngờ củacon người hiện đại về khả năng vượt biển của người cổ đại chưatừng biết đến thuyền máy và khoa học hàng hải. Thứ hai, nó đãđảo ngược quan điểm trước đó lấy lục địa làm trung tâm cho rằng:sự giao lưu giữa lục địa và bán đảo chủ yếu được tiến hành trênnhững tuyến đường bộ an toàn hơn so với tuyến đường biển đầyhiểm nguy. Chuyến thám hiểm đã đưa ra những bằng chứng mangtính thuyết phục cao về giả thuyết cho rằng Tộc Dongyi (Đông Di),tổ tiên của người Hàn, là một dân tộc có nền văn hóa hải dương.Tổ tiên của họ đã qua lại vùng Địa Trung Hải của Đông Á được baobọc bởi lục địa và bán đảo, giao thương với Trung Quốc, Nhật Bảnvà phương Nam. Đôi khi họ còn tham gia vào các trận hải chiến.
Một cuộc thám hiểm trôi dạt khácđã được tiến hành nối tiếp. Lộ trìnhcủa chiếc bè gần như đồng nhất vớituyến đường biển phương Nam màngười Goryeo và người nước Tốngđã đi qua từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷthứ 14. Một nhánh của dòng hải lưuKuroshio bắt nguồn từ phía bắc Philippinesvà chảy đến vùng đông bắc,đi ngang qua Đài Loan, đã chảy lênphía bắc đến đảo Jeju rồi lại tách ralàm hai nhánh. Trong đó, một nhánhchảy dọc theo vùng duyên hải biểnTây của bán đảo Hàn đi lên phía bắc,chạy vòng qua bán đảo Liêu Đông vàSơn Đông xuống phía nam rồi lại chảyvòng qua hướng đông bắc gần vịnhHàng Châu, đến bán đảo Hàn. Ngườixưa đã tận dụng dòng hải lưu này vàchờ đợi gió mùa tây nam từ cuối xuânđến đầu hè và gió mùa đông bắc vàotháng Mười và tháng Mười Một để qua lại vùng biển giữa lục địavà bán đảo, đánh bắt cá và giao thương.
Trong phần “Cao Ly Điển” của quyển “Songshi” (Lịch sử nhàTống), con đường di chuyển này đã được ghi lại như sau: “TừĐịnh Hải ở Minh Châu, thuyền chúng tôi theo gió ra biển mất bangày, rồi đi tiếp năm ngày trên biển mới đến được Hắc Sơn, tiếnvào vùng biên giới Goryeo. Từ Hắc Sơn, thuyền chúng tôi đã điqua nhiều hòn đảo và những bãi đá lớn nhỏ, sau đó tăng tốc đitiếp bảy ngày mới đến sông Yeseong.”
Choe Ik-hyeon, viên quanvào cuối triều đại Joseonđã bị đày đến đảo Heuksanvì chống đối Hiệp ướcGanghwa với Nhật Bảnnăm 1876. Ông đượctưởng nhớ vì lòng yêu nướcvà đóng góp cho giáo dụcthiếu niên địa phương. Têncủa ông được khắc trên biakỷ niệm ở làng Cheonchonri.Hòn đá phía sau tấm biacó dòng chữ được khắcbởi Choe, khẳng định rằnglãnh thổ Hàn Quốc độc lậpcó lịch sử lâu dài.
Minh Châu (Mingzhou), nay là Ninh Ba (Ningbo), là một thành phốngười Hoa xưa nằm tại cửa sông Dương Tử, nhìn ra quần đảo ChuSơn (Zhoushan). Khi nhà Tống mất địavị tôn chủ ở Đông Á do sự lớn mạnhcủa nhà Liêu và nhà Tấn ở phía BắcTrung Quốc, trung tâm giao thươngdần dần chuyển về vùng duyên hảiĐông Nam, và Minh Châu đã trở thànhtrung tâm thương mại mới.
Theo Ennin (794-864), một nhà sưngười Nhật đã lên một chiếc tàu buônSilla để trở về Nhật sau khi du học ởnhà Đường, trong cuốn “Nitto guhojunrei koki” (Nhập Đường Cầu PhápTuần Lễ Hành Ký) đã ghi lại rằng vàokhoảng thế kỷ thứ 19 có khoảng 300đến 400 hộ gia đình trên đảo Heuksan.Từ sau thế kỷ thứ 10, đảo Heuksanđã nằm trên hải trình phương Nam vàtrở thành nơi dừng chân cho nhữngchuyến hải trình này. Từ đó, dân sốtrên đảo tăng với quy mô đáng kể.
Mặt khác, trong cuốn “Taengniji”(Trạch Lí Chí) của học giả Yi Junghwan(Lý Trọng Hoán, 1690-1756)thời Joseon hậu kỳ, đã giới thiệu bãibiển Yeongam như là một điểm khởihành của tàu Silla đi triều cống nhàĐường: “Từ Yeongam đi một ngàythì đến đảo Heuksan. Từ đó, đi thêmmột ngày nữa thì đến Heungdo. Nếuđi một ngày nữa thì đến Gageodo. Tạiđây, nếu gặp gió đông bắc và đi tiếptrong ba ngày sẽ đến Định Hải, NinhBa Phủ, Đài Châu, Trung Hoa”. Và sauđó tường thuật con đường mà tàu điđến Minh Châu. Ngoài ra, đó cũng làtuyến đường sang nhà Đường du họcvào năm 11 tuổi của Choe Chi-won(Thôi Trí Viễn), học giả thời Silla nổitiếng ở triều nhà Đường; và cũng làbến xuất phát sang nhà Thanh sau khi bị trôi dạt vào đảo Jeju docơn bão lớn của Choe Bu (Thôi Phổ) – người Joseon tác giả của“Pyohaerok” (Phiêu Hải Lục, 1488) – cùng với 42 người khác.
Tuy nhiên, dù có điều kiện tự nhiên thuận lợi và nằm ở vị trí địalý trọng yếu trên con đường giao thương hàng hải quốc tế nhưnghình ảnh đảo Heuksan trong lòng người dân Hàn Quốc khôngmang tính phiêu lưu mạo hiểm cũng không màu mỡ.
Trường Sachon, nơi JeongYak-jeon đã dạy cho trẻ emtrong làng trong thời gianông đi đày, đã được xây lạitrên sườn đồi ở làng Sa-ri.
“Núi Đen” và “Biển Đen”
TMỗi khi nghe đến Heuksan, tức “Núi Đen”, gợi nhắc cho nhiềungười Hàn Quốc về chốn lưu đày. Xu Jing, một sứ thần nhà Tống,đã viết trong cuốn “Gaoli tujing” (Cao Ly Đồ Kinh) rằng: “Hầu hếtnhững người phạm trọng tội của Goryeo được miễn tội chết đãbị đày đến nơi này”. Do vậy, đảo Heuksan từ xa xưa đã được biếtđến như một chốn lưu đày. Tuy nhiên, trong suốt triều đại Joseon,đảo Jeju và đảo Geoje đã vượt hơn đảo Heuksan về số lượngngười bị lưu đày. Ngoài ra, số liệu thống kê cứ bốn quan chứccủa Joseon vào thời kỳ đầu thì có một người bị lưu đày đến đây.Điều này cho thấy sự thực rằng Heuksando có bị ghi là chốn lưuđày cũng không hẳn là sai.
Dù sao chăng nữa, Jeong Yak-jeon (1758–1816) chính là ngườiđã làm cho Heuksando thu hút được nhiều sự chú ý hơn khi ôngbị lưu đày nhiều năm trên đảo vào đầu thế kỷ thứ 19. Anh emnhà họ Jeong – Yak-jeon, Yak-jong và Yak-yong – thông minh vàtài năng nên được sự sủng ái của vua Jeongjo và trở thành quanlại. Đặc biệt, họ không những giỏi về Nho học mà còn cởi mở vớihọc vấn và tư tưởng phương Tây, thậm chí họ còn tin theo ThiênChúa giáo. Tuy nhiên sau khi vua Jeongjo, người đã dung nhậnThiên Chúa giáo, băng hà vào năm 1801, Thiên Chúa giáo bắtđầu bị bài xích, Jeong Yak-jong bị tử hình vì đạo, còn hai ngườiJeong Yak-jeon và Jeong Yak-yong bị lưu đày. Trong suốt 16 nămlưu đày, trước khi chết, Jeong Yak-jeon đã sống chín năm ở Uido,nơi được mệnh danh là “Tiểu Hắc Sơn”, và bảy năm ở “Đại HắcSơn”, chính là đảo Heuksan hiện nay.
Hình ảnh Heuksando trong lòng người Hàn Quốc gắn liền vớimột số sự kiện lịch sử. Joseon, vương triều đã lật đổ nhà Goryeo,cưỡng chế toàn bộ người dân đảo Heuksan di trú sang Yeongsanpovới lý do đánh đuổi giặc Oa Khấu Nhật Bản. Chính sáchcưỡng chế di dân này đã biến Heuksando thành hòn đảo bị côlập giữa biển khơi. Đây còn được gọi là “chính sách đảo trống”.Chính sách này đã chấm dứt việc giao thương trên biển vùngĐông Á từ sau thế kỷ thứ 15. Và đảo Heuksan hoàn toàn biếnmất khỏi vũ đài lịch sử. Joseon và nhà Minh đã chọn con đườngđóng cửa, cô lập trong khi người phương Tây đang chuẩn bịbước vào Thời đại Khám Phá.
Từ sau biến cố lịch sử Nhâm Thìn Oa Loạn vào thế kỷ thứ 17,hòn đảo này đông người trở lại. Do quyền lực triều đình chi phốixuống các tỉnh đã suy yếu đáng kể sau nhiều năm chiến tranh vớiNhật Bản, những người tìm cách thoát khỏi sự bất công xã hộivà sự áp bức đã tìm ra hòn đảo hẻo lánh này và xem đây là nơi lýtưởng cho một cuộc sống ẩn dật và tự do. Mặc dù điều kiện sốngcòn rất khó khăn nhưng ít nhất tự nhiên cũng đối xử công bằng vớimọi người. Hiện nay, những du khách đến với hòn đảo có thể tìmthấy những tấm bia kỷ niệm được khắc tên của những người dânđịnh cư đầu tiên trên đảo. Những nhân vật này đến định cư ở đảovào khoảng thế kỷ 17 và sinh con đẻ cái tại đây.
Bước sang thế kỷ thứ 19, tình hình chính trị đen tối được miêu tảvắn tắt bằng khái niệm “hỗn loạn tam chính”, cuộc sống gian khổ vàbị ngược đãi của những người sống trên đảo ở cực tây nam, cùngvới sự tôn trọng và thông cảm đối với những nhà nho chính trựcđang sống lưu đày ở chốn này và đối với những người dân trênđảo đã tạo nên huyền thoại về một Hắc Sơn đầy rối ren, ảm đạm vàgian khổ. Ngoài ra, còn một nguyên nhân nữa đã khiến đảo Heuksantrở thành huyền thoại. Đó chính là những tác phẩm văn học lấycảm hứng từ nhân vật chính là Jeong Yak-jeon, người đã nghiêncứu, phân loại các loại thủy hải sản ven biển của chốn lưu đày nàyđể viết thành sách “Hyeonsan eobo” (Huyền Sơn Ngư Phổ) hay“Jasan eob”, một cuốn sách sinh vật hải dương học xuất sắc.
Trong lời nói đầu cho cuốn sách “Huyền Sơn Ngư Phổ”, JeongYak-jeon đã viết rằng: “Vì cái tên Heuksan có vẻ tối tăm và ảmđảm nên mang đến cho người ta cảm giác rất lo lắng, bồn chồn.Vì thế, khi những người vợ viết thư thì thường gọi Heuksan là“Hyeonsan” (Huyền Sơn)”. Trong văn hóa phương Đông, baogồm Hàn Quốc, màu đen tượng trưng cho hướng bắc. Vùngbiển ở giữa đường biển phương nam được gọi là “đại dươngnước đen” bởi nó chính là vùng biển phía bắc khi nhìn từ NamTrung Quốc. Trong cuốn “Cao Ly Đồ Kinh” , “đại dương nướcđen” chính là bắc hải dương. Về mặt tự nhiên, “Heuksan” (HắcSơn = Núi Đen) là núi phía bắc. Dòng hải lưu ấm chảy đến biểnđông bắc, tiếng Hán cũng gọi là hắc triều. Tuy nhiên, chữ heuk(hắc = đen) còn có nghĩa tiêu cực là tối tăm và tội lỗi, cho nên thaychữ heuk bằng chữ hyeon (huyền = đen) với ý nghĩa xa xăm, hẻolánh, sâu thẳm để giảm bớt cảm giác nặng nề. Những liên tưởngxoay quanh từ heuksan (hắc sơn) mang ý nghĩa vừa đặc thù vừaphổ biến, phản ánh thái độ sống củangười Hàn Quốc hiện nay về mặt cánhân và xã hội.
Heuksando bao phủ trongsương mù nhìn từ đảoJangdo gần kề.
Đống vỏ sò và ngôi mộ đá
Con người đã sống ở đảo Heuksantừ bao giờ? Và tại sao người talại đến hòn đảo này? Những câu hỏithế như thế vượt xa trí tưởng tượngvề một thời đại lịch sử xa xưa bị giớihạn trong văn tự mới được con người sáng tạo sau này. Các họcgiả cho rằng điều kiện khí hậu giống như ngày nay đã được hìnhthành vào 25.000 năm trước Công Nguyên, khi kỷ băng hà Würm– kỷ băng hà cuối cùng – chấm dứt, chuyển sang khí hậu ôn đới.Đó là thời kỳ trước khi băng tan nên mực nước biển thấp hơnbây giờ khoảng 140 mét. Hãy tưởng tượng đường duyên hải củaHeuksando vào khoảng thời gian đó! Quần đảo Heuksando gồm296 hòn đảo lớn nhỏ, cả có người ở và không người ở – baogồm Gageodo, Hongdo, Yeongsando, Jangdo, Sangtaedo, vàHataedo – là một vùng đất, trong khi bán đảo Hàn Quốc cũng nốiliền với quần đảo của Nhật Bản.
Khi khí hậu trở nên ấm áp, con người ra bãi biển đánh bắt cáđể sinh sống. Những con người thích mạo hiểm đã chọn cuộcsống di động theo cá voi, một trong những nguồn thức ăn quýgiá tại thời điểm đó. Trong số những người cùng đi, có vài ngườimang theo giống lúa. Những ngôi mộ đá có liên quan chặt chẽđến văn hóa nông nghiệp. Ở Đông Á, những ngôi mộ đá phânbố xung quanh khu vực rộng lớn từ tỉnh Chiết Giang đến bán đảoSơn Đông và Liêu Đông của Trung Quốc và bờ biển phía tây củaHàn Quốc. Đống vỏ sò được tìm thấy trong khu vực Jukhang-ricủa đảo Heuksan, không xa bến phà, và khu mộ đá theo phongcách phương Nam trên sườn đồi ở Jin-ri đã chứng minh điều này.Thời kỳ nước biển dâng đến mức như ngày nay chỉ mới cách đâykhoảng 4.000 năm.
Tháp đá ba tầng và đèn đátrên Thiền Viện Vô Tâm tự.Tháp đá được xây dựng vàothế kỷ thứ 9 và hoạt độngđến thế kỷ thứ 14.
Cảng được sử dụng trong suốt 4.000 năm đó chính là cảngHeuksan. Hãy đi ngược dòng lịch sử tìm lại những ghi chép của1.000 năm trước! “Heuksan (Hắc Sơn) rất gần với Baeksan (BạchSơn) ở phía đông nam. Chúng gần đến nỗi có thể nhìn thấy nhau.Mới nhìn trông có vẻ rất cao và hiểm trở, khi đến gần có thể thấyđược địa hình đồi núi trùng trùng điệp điệp. Giữa đỉnh núi nhỏ phíatrước có một khoảng trống và sâu thẳm trông như hang động đủđể giấu một chiếc thuyền.” (trích Cao Ly Đồ Kinh). Jin-ri, nơi có mộđá, là địa danh xuất phát từ ngôi làng có căn cứ hải quân.
Cảng Heuksan là một cảng tự nhiên thuận lợi, cho đến ngày nay,vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngư nghiệp, làmnơi tiếp tế cho tàu thuyền đánh bắt cá xa bờ và làm nơi trú ẩn gióbão cho tàu thuyền trong thời tiết xấu. Đây là nơi tập trung các tàuđánh bắt cá từ tháng Tư đến tháng Mười hằng năm, và đã mở ramột thị trường cá quy mô lớn đến những năm 1970. Ở vùng nướcven biển, có thể đánh bắt được nhiều loài cá như cá thu ngựa,cá thu, cá đù, cá mập, cá hố, và cá đuối… Cá đuối đảo Heuksanđược người Hàn Quốc xem là thức ăn đặc biệt quý giá và đắt tiền.
Một chuỗi các ngôi mộ đáở Jin-ri cho thấy hòn đảo đãcó người ở từ trước thời kỳđồ đồng.
Con đường dưới đất và con đường trên trời
Vì địa hình núi sâu và rừng rậm nên phải mất 27 năm mới có thểdọn dẹp thông thoáng để mở ra con đường ven biển dài 25,4 kmdẫn đến đảo Heuksan. Con đường ven biển này được hoàn côngchỉ mới 16 năm. Vì thế, các ngôi làng lớn nhỏ trên đảo Heuksanđều nằm dọc theo cảng, nơi thuyền bè có thể neo đậu vì đườngthủy nhanh và an toàn hơn. Nếu xuất phát từ Jin-ri, nơi có vănphòng xã, đi qua đồi Dangsan rồi tiến vào con đường ven biển bêntrái thì đầu tiên ta sẽ gặp di tích Quán xá và Thiền Viện cổ Musimsa.Thông qua những tài liệu khảo sát gần đây đã xác minh được Quánxá từng là nơi các sứ thần được ghi trong sử sách nghỉ lại; và việcthu thập được một mảnh mái ngói có khắc tên “Musimsa Seonwon”,cùng với tháp đá và đèn đá, đã xác nhận rằng nơi này đúnglà di tích ngôi chùa mang tên Musimsa Seonwon (Vô Tâm tự ThiềnViện). Có thể trước đây người ta đã cầu nguyện cho ngư dân vànhững người đi biển được bình an vô sự tại ngôi chùa này. Từ đây,con đường dốc quanh co ngang qua Banwolsong (Bán Nguyệtthành) trên núi Sangna được xây dựng vào đầu thế kỷ thứ 9 bởiJang Bo-go, một anh hùng biển cả huyền thoại được biết đến nhưlà “Vua của biển cả”, để ngăn chặn sự xâm lược của giặc. Trên đỉnhcó tháp đèn hiệu và nơi thờ cúng. Tất cả những gì đã nêu trên đềulà dấu vết của một nền văn hóa hải dương giúp ta có thể xác nhậnHueksando đã từng là căn cứ địa của mậu dịch trên biển.
Nếu đi về hướng làng Sa-ri, nơi Jeong Yak-jeon đã xây trườngSachon để dạy trẻ em trong làng, ta gặp một hòn đảo dài như mộtbức bình phong chắn tầm nhìn ra đại dương. Đảo này là Jangdo.Trên đỉnh Jangdo có một vùng đầm lầy được kiến tạo từ các lớpthan bùn hiếm có trên khu vực đảo nên không những cung cấpnước uống sạch cho cư dân trên đảo mà còn đóng vai trò là môitrường sống cho hơn 500 loài sinh vật. Đã có lần đất ở đây suýt bịlấy làm nơi chăn nuôi gia súc. Dân làng đã mua lại và quản lý khuđất này. Đến năm 2005 giá trị sinh thái của khu đất này được côngnhận và được đưa vào danh sách Ramsar (vùng đất ngập nước cótầm quan trọng quốc tế).
Năm ngoái, khi chính phủ công bố sẽ xây dựng một sân bay nhỏvới đường băng 1,2 km trên đảo Heuksan thì giá đất đã tăng vọt.Nếu sân bay được hoàn thành vào năm 2020 theo kế hoạch thì chỉmất một tiếng để đi máy bay 50 chỗ ngồi từ Seoul đến Heuksando.Không còn bao lâu nữa sẽ đến ngày các cặp vợ chồng mới cướihét lên sung sướng khi từ trên máy bay nhìn xuống thấy quần đảoHeuksan trải dài trên biển.
Theo “Cao Ly Đồ Kinh”: “Khi chiếc tàu của sứ thần Trung Quốcđến, một ngọn lửa được thắp sáng trong tháp đèn hiệu trên đỉnhnúi và một loạt phản ứng của những ngọn núi khác, từng cái một,cho đến khi tín hiệu đến cung điện hoàng gia. Chuỗi tín hiệu bắt đầungay từ ngọn núi này.”
Đối với bạn còn có cảnh nào thích hơn cảnh này nữa không?