Nhóm nhạc nam Hàn Quốc BTS gồm bảy nghệ sĩ đã nổi lên như một trong số những nhóm nhạc hàng đầu trong ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu. Không chỉ vậy, họ còn thể hiện sức ảnh hưởng rất lớn về mặt văn hoá và tạo nên một hiện tượng trên phạm vi toàn thế giới. Vậy hiện tượng đến nay vẫn làm cho nhiều người ngạc nhiên này bắt nguồn từ đâu?
Tour diễn vòng quanh thế giới của BTS năm 2019 “Love yourself: Speak yourself” bắt đầu từ ngày tháng Năm tại Rose Bowl, Pasadena, bang California và kết thúc thắng lợi vào ngày 14 tháng Bảy tại sân vận động Ecopa, Shizuoka, Nhật Bản. Tour diễn trải khắp 8 thành phố và thu hút 860.000 fan hâm mộ. Tấm hình này được đăng trên trang facebook của BTS trong “BTS FESTA 2019”, được tổ chức vào đầu tháng Sáu, nhân kỷ niệm 6 năm ban nhạc ra đời.
“Drake, BTS và Ariana Grande đã đóng góp cho nền công nghiệp âm nhạc thế giới 19 tỷ đô vào năm ngoái, và với thành công này của họ, nền công nghiệp âm nhạc toàn cầu đã đạt được lợi nhuận cao nhất trong cả thập kỷ qua.”
Phân tích của tạp chí BBC - Anh về báo cáo Âm nhạc toàn cầu 2019 (Global Music Report 2019) do Hiệp hội công nghiệp xuất bản quốc tế (IFPI) phát hành vào ngày 2 tháng 4 năm nay đã đưa ra nhận định trên.
Hãng thông tấn Reuters cũng báo cáo “Những nghệ sĩ như Drake, BTS và Ed Sheeran đã chinh phục thị trường âm nhạc thế giới, và ghi nhận doanh thu trong cả năm 2018 là 19.1 tỷ đô.
Không chỉ trong ngành công nghiệp âm nhạc, BTS còn thể hiện sức lan truyền về mặt văn hoá và tạo nên một làn sóng trên phạm vi toàn cầu. Khi một ca khúc mới được đưa ra thị trường, câu lạc bộ những người hâm mộ “ARMY” trong chốc lát sẽ dịch và phân tích ý nghĩa của toàn bộ lời bài hát. Những video của kênh truyền hình “BANGTANTV” – cánh cửa đối thoại hàng ngày giữa BTS và ARMY cũng được dịch ra các ngôn ngữ khác nhau. Phim ảnh mà BTS đưa lên kênh BANGTANTV tính đến ngày 8 tháng 7 năm 2019 là 995 video, những ARMY của mỗi nước lại chỉnh sửa những video này tạo ra “Reaction Video”, tổng cộng lên tới hàng triệu video.
Trên trang diễn đàn của những người hâm mộ thuộc nhóm ARMY, những từ ngữ tiếng Hàn như “jinjja”, “daebak”, “chingu” đều được thể hiện bằng chữ cái La mã, và những từ ngữ này kết hợp cùng tiếng Anh gọi là “Từ vựng K-pop” được sử dụng rất phổ biến. Những người hâm mộ không chỉ hiểu những từ vựng xuất hiện trong lời bài hát như “bapsae” (chim sẻ), “hwangsae” (con cò), mà cả ý nghĩa của “heuksujeo” (thìa đất nung: lý thuyết tầng lớp chiếc thìa - Spoon class theory dựa theo khối tài sản và thu nhập của mỗi người trong xã hội để chia thành các tầng lớp khác nhau, trong đó heuksujeo là tầng lớp nghèo nhất trong xã hội) họ cũng am hiểu chính xác.
Vậy hiện tượng này bắt đầu từ đâu?
Cảnh trong “Blood Sweat&Tears”, ca khúc chủ đề của “Wings”-album thứ hai của BTS, ra mắt năm 2016. Chủ đề ca khúc này được lấy từ tiểu thuyết của Hermann Hesse, có tên là “Deamian: Câu chuyện tuổi trẻ của Emil Sinclair”.
Đề án của công nghiệp thần tượng
Trước khi BTS ra đời, vào năm 2012, Bang Si-hyuk, chủ tịch kiêm nhà sản xuất của tập đoàn giải trí Big Hit nơi BTS trực thuộc, đã trình làng nhóm nhạc nữ GLAM, nhưng thất bại. Trong thời gian này, có vài lần tôi tìm gặp anh để thu thập thông tin, anh đã tìm mọi cách để cứu vãn sự thất bại của GLAM. Kế hoạch đó chính là, thay vì tập trung vào việc ra mắt những cá nhân ca sỹ hay nhóm nhạc, thì cần tạo ra một hệ thống mới có thể tồn tại lâu dài.
Bang Si-hyuk nhậnthấy việc rập khuôn bồi dưỡng và quản lý “idol” theo phương thức hiện thời có nhiều điểm chưa ổn.Anh vừa tìm hiểu những hình tượng thành công như Big Bang của YG, EXO của SM, vửa phân tích một cách thận trọng về xu hướng tiêu dùng của thị trường âm nhạc, từ đó rút ra kết luận rằng “phải làm một idol trở thành một nghệ sĩ”. Theo Bang, so với việc tạo nên một vài ca khúc nổi tiếng phù hợp với xu thế thời đại, thì việc xây dụng hào quang cho người nghệ sĩ quan trọng hơn rất nhiều.
Trước khi BTS ra đời, có một số nhóm nhạc thần tượng cũng được ưa chuộng ở nước ngoài, tuy nhiên đã bị chỉ trích là những “thần tượng công nghiệp”. Đặc biệt sau khi Jong-huyn, ca sỹ hát chính của nhóm SHINee lựa chọn cái kết cực đoan vào tháng 12 năm 2017, tờ “Variety” đã đánh giá “Ngành công nghiệp thần tượng Hàn Quốc giống như một trò chơi sinh tử (Hunger Games). Thậm chí tháng 11 năm 2018, khi nổ ra scandal của thành viên nhóm nhạc Big Bang Seung-ri, dư luận thế giới đã bắt đầu nghi ngờ về sự trong sáng của những thần tượng Hàn Quốc.
Trong bối cảnh này, điều đáng chú ý là nhóm nhạc BTS đã có những đóng góp nhất định trong việc khắc phục các khía cạnh tiêu cực của nền công nghiệp thần tượng Hàn Quốc mà truyền thông nước ngoài đã chỉ ra. Đó là nhờ Bang Si-Hyuk và Big Hit Entertainment đã thâm nhập chính xác vào nhu cầu thị trường, tạo ra người nghệ sĩ từ những thần tượng và đưa lên sân khấu.
Cảnh trong “Blood Sweat&Tears”, ca khúc chủ đề của “Wings”-album thứ hai của BTS, ra mắt năm 2016. Chủ đề ca khúc này được lấy từ tiểu thuyết của Hermann Hesse, có tên là “Deamian: Câu chuyện tuổi trẻ của Emil Sinclair”.
Những nghệ sĩ kể câu chuyện của riêng mình
Từ khi những thành viên BTS còn là thực tập sinh, Bang Si-Hyuk luôn hỏi họ “Dạo này các em đang nghĩ gì?”, “Không có câu chuyện gì của các em sao?” để khơi dậy những câu chuyện của cá nhân mỗi người. Hơn thế nữa, anh còn cho rằng, để BTS có thể trở thành những nghệ sĩ, thì hiphop chính là thể loại thích hợp nhất. Hip-hop là thể loại mà người nghệ sĩ tự kể những câu chuyện do chính mình viết nên trên nền tảng kinh nghiệm cá nhân của bản thân. Do đó, nó có hiệu quả mạnh mẽ trong việc xây dựng nhân vật mang thông điệp của riêng họ. Vào đúng thời điểm BTS ra mắt vào năm 2013, nhiều nhạc sỹ hip-hop như Kanye West, Kendrick Lamar đang nổi lên như cồn. Trong âm nhạc của BTS, việc thấm đẫm xu hướng hip-hop không chỉ do sở thích âm nhạc chung của các thành viên và Bang Si-hyuk, mà còn là xu hướng marketing của họ để tìm ra bước đột phá.
Trong quá khứ, người hâm mộ K-pop từng yêu thích những thần tượng vừa nhảy đẹp, vừa hát hay. Bây giờ cũng vậy, những thần tượng cần phải được huấn luyện để vừa có khả năng ca hát, vừa giỏi vũ đạo, ngoài ra họ còn cần thêm một phẩm chất nữa. Đó là năng lực có thể phân tích những sự việc diễn ra trong xã hội của chúng ta. Tất nhiên, họ không cần đưa ra đáp án chính xác, nhưng ít nhất họ phải tự nói lên được những suy nghĩ của mình. Trong thời đại mọi người bình luận về thế giới quan của thần tượng, nếu không có suy nghĩ và phân tích của riêng mình, thì bạn không thể trở thành nhân vật chính của nền âm nhạc, bạn chỉ có thể trở thành “nhân vật phụ” mà thôi.
Các thành viên BTS đã tham gia quá trình huấn luyện này trước khi ra mắt. Nếu phỏng vấn họ, bạn sẽ rất ấn tượng vì cách họ trình bày vô cùng cuốn hút những suy nghĩ của bản thân về âm nhạc. Có lẽ bởi ngày thường họ đều đặn đọc sách và suy ngẫm, đồng thời không ngừng tự đối thoại với chính mình.
Trưởng nhóm RM nói, “Tôi nghĩ rằng gần đây tiêu chuẩn của công chúng rất cao. Họ có thể phân biệt nhanh chóng điều gì là thật lòng, điều gì không. Chúng tôi trung thành với công việc của mình, và nỗ lực truyền đạt tất cả tấm lòng chân thành của mình thông qua các trang mạng xã hội”.
“Chúng tôi kể những câu chuyện mà chúng tôi hiểu rõ nhất. Đó là trường học khi chúng tôi ở tuổi teen, là thanh xuân khi chúng tôi bước vào tuổi 20. Những câu chuyện đó được tích luỹ và đưa vào các ca khúc “Love yourself” và “Persona”.”
Sự cần thiết của những nỗ lực này liên quan đến bối cảnh đương đại đang định nghĩa lại tri thức. Bây giờ, biết sự thật không làm cho bạn trở thành một trí thức. Tính năng đó đã được thay thế bởi những công cụ tìm kiếm. Bạn phải trở thành con người có thể suy xét thấu đáo sự thật và chân lý, ngữ cảnh và ý nghĩa của ngữ cảnh. Đó chính là người trí thức mới. Tính sáng tạo ra cái mới cũng là yêu cầu trong việc sản xuất nội dung. Để nghệ sĩ có những khả năng này, họ không chỉ cần năng lực để giải phóng âm nhạc mà còn cần khả năng xử lý những sự việc và hiện tượng xung quanh bằng quan điểm của riêng mình. Các thành viên của BTS bao gồm RM và Sugar là những người nghệ sĩ có khả năng như vậy
BTS phát biểu nhận giải “Nghệ sĩ xã hội xuất sắc nhất” trong lễ trao giải âm nhạc Billboard năm 2019, được tổ chức vào ngày 20 tháng 5 năm 2018 tại MGM Grand Garden Arena, Lasvegas. Ban nhạc đã dành được giả thưởng này năm thứ ba iên tiếp kể từ năm 2017. Vào năm 2019, họ cũng giành được giải thưởng Nhóm đôi/Nhóm nhạc xuất sắc nhất của Billboard.
Người phát ngôn của Thế hệ Z
“Cư dân mạng theo bản năng sẽ từ chối những nội dung thấm đẫm tính quảng cáo. Vì vậy, phải làm hẳn một show thật thú vị. Không cần quá nặng nề. Bạn nghĩ câu chuyện này thế nào? Chỉ cần làm ngần này thôi. Nếu tính theo tiểu thuyết thì chỉ cỡ Haruki Murakami là được. Quan trọng là tạo ra cảm xúc cho công chúng trước khi họ suy nghĩ.
Đó là phát biểu của Bang Si-huyk trong một cuộc phỏng vấn cách đây đã lâu. Bang nói: “Việc xây dựng nội dung là việc lừa dối công chúng một cách thú vị. Nó giống như nhặt những mảnh ghép của trò chơi ghép hình hay tìm bức tranh bị giấu kín. ARMY phân tích ý nghĩa những lời bài hát của BTS, tìm kiếm những bức tranh bị giấu trong các video âm nhạc và so sánh đáp án với nhau. Đây là “văn hoá trò chơi kỹ thuật số” mà bản thân họ thích và tự nguyện chơi.”
Điều cần phải nhớ là BTS thể hiện những thuộc tính của Thế hệ Z. Thế hệ Z là những bạn sinh ra trong khoảng từ năm 1995 đến 2005, là những con người của kỷ nguyên kỹ thuật số, đã rất quen với chiếc điện thoại thông minh và giao tiếp bằng hình ảnh. Có thể kể đến những nhà sáng tạo (creator), game thủ chuyên nghiệp, lập trình viên (coder), nhà khởi nghiệp…, là những nghề nghiệp không sống vì mong muốn của cha mẹ mà sống cuộc sống theo chí hướng của chính bản thân mình. Họ làm những gì mình thích và không làm những gì mình không thích, không bàng quan với những gì mình quan tâm, và thể hiện niềm tim của mình một cách tích cực. Hơn nữa, thay vì ngồi xem người khác làm, thì họ trực tiếp tự làm. Dùng một từ để miêu tả, đó là thế hệ sáng tạo.
Những đặc điểm xác định Thế hệ Z này cũng có một phần không nhỏ trong sự tương đồng với BTS. Những thành viên BTS gửi gắm kinh nghiệm và suy nghĩ của chính mình trong ca khúc, và công khai trên các trang mạng xã hội. Đó chính là hình ảnh người phát ngôn của Thế hệ Z - thế hệ đang khai phá cuộc sống cho chính mình.
Những thành viên BTS đang trải qua tuổi 20 của họ. RM nói “Chúng tôi kể những câu chuyện mà chúng tôi hiểu rõ nhất. Đó chính là ngôi trường khi chúng tôi ở tuổi teen, là thanh xuân khi bước vào tuổi 20. Những câu chuyện này đã được tích luỹ và đưa vào các ca khúc ‘Love yourself’, ‘Persona’.”. Vì vậy khi họ bước vào tuổi 30 hay 40, những người hâm mộ ARMY không thể không tò mò về những câu chuyện của thế giới đó sẽ diễn biến ra sao.
Một cảnh trong “Fake love”, ca khúc chủ đề của album thứ ba của BTS “Love yourself:Tear”. Ca khúc này được miên tả là một “bản hip-hop giàu cảm xúc” vì sự u sầu phiền muộn và lo lắng, băn khoăn.