Lý do Busan được gọi là thành phố điện ảnh không chỉ vì Liên hoan phim quốc tế Busan, mà còn nhờ có các tổ chức và đoàn thể đang phát huy năng lực chuyên môn của mình trên từng lĩnh vực, chẳng hạn như Cinémathèque (rạp chiếu phim nghệ thuật) nơi trình chiếu các tác phẩm điện ảnh mà chúng ta không thể thưởng thức ở rạp phim thông thường. Ủy ban điện ảnh Busan là uỷ ban chuyên về điện ảnh thứ hai được thành lập ở châu Á, và Hiệp hội phê bình điện ảnh Busan đang bước đi trên con đường độc đáo của riêng mình.
Liên hoan phim quốc tế Busan lần thứ 24 khaimạc vào ngày3 tháng 10 năm 2019 tại Trungtâm điện ảnh Busan. Địa điểm dành riêng cholễ hội và trọng tâm của cơ sở hạ tầng điện ảnhđộc đáo của Busan, trung tâm là một khu phứchợp gồm hai tòa nhà bốn tầng và một tòa nhàchín tầng được hoàn thành vào năm 2011. © NewsBank
Vào tháng 9 năm 2017, một cuốn sách vô cùng ý nghĩa về Busan được xuất bản. Đây là cuốn sách thứ ba về Nhân văn học với tựa đề “Cơ sở hạ tầng văn hoá và lễ hội của Busan” do Viện nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Pukyong biên soạn. Cuốn sách bao gồm các nghiên cứu và đề xuất về nhiều lĩnh vực khác nhau như thơ ca, tiểu thuyết, kịch, điện ảnh, mỹ thuật của Busan. Tôi phụ trách lĩnh vực điện ảnh và viết bài “Cơ sở hạ tầng điện ảnh của Busan và Liên hoan phim quốc tế Busan’".
Khi đó, tôi tự hỏi bản thân mình: Liệu Busan có thể từ một “vùng đất văn hóa hoang sơ” vươn lên trở thành “thành phố văn hóa” như phần giới thiệu của cuốn sách đề cập hay không? Câu trả lời của tôi cho câu hỏi này vẫn là sự hoài nghi. Vào thời điểm đó, tôi nghĩ rằng sự biến chuyển như vậy là “nhiệm vụ bất khả thi”. Tuy nhiên, trong quá trình chuẩn bị và viết bản thảo, suy nghĩ của tôi nhanh chóng thay đổi, ít nhất là trong lĩnh vực điện ảnh.
Bài viết này là một dạng phiên bản cập nhật nằm trong phần mở rộng của bản thảo. Như tôi từng thú nhận, trước khi viết bản thảo, tôi chưa bao giờ suy nghĩ nghiêm túc về cơ sở hạ tầng điện ảnh của Busan. Tôi luôn xem Liên hoan phim quốc tế Busan (BIFF) chính là “Busan điện ảnh” và “điện ảnh Busan”. Tuy nhiên, đó là định kiến và sự hiểu lầm khủng khiếp. Quan sát kỹ, chúng ta sẽ thấy Busan có một tỷ trọng cơ sở hạ tầng điện ảnh đáng chú ý. Hai tổ chức liên quan đến điện ảnh là Hội đồng điện ảnh Hàn Quốc (KOFIC) và Hội đồng phân loại phim ảnh Hàn Quốc (Korea Media Ratings Board) chuyển địa điểm từ Seoul xuống Busan vào năm 2013. Mặc dù lĩnh vực hoạt động của các tổ chức này vượt ra khỏi Busan và vươn tầm ảnh hưởng lên khắp Hàn Quốc nhưng các giá trị điện ảnh của Busan được nâng lên một tầm cao mới nhờ các tổ chức này.
Dù vậy, nếu có người vẫn còn hoài nghi về đặc trưng địa phương, địa điểm và không gian của Busan, tôi có thể chỉ ra nhiều trường hợp khác ngoài hai tổ chức này. Đứng đầu là Liên hoan phim quốc tế Busan BIFF, sau đó là Busan Cinémathèque và Trung tâm Điện ảnh Busan, Ủy ban Điện ảnh Busan và Giải thưởng Hiệp hội phê bình phim Busan,… Tất cả đều là những tài sản điện ảnh quí giá được xem là “Số 1 Đại Hàn Dân Quốc” hoặc gần như vậy.
Người hâm mộ điện ảnh tại một buổichiếu phim của Liên hoan phim quốc tếBusan lần thứ 24 tại Quảng trường BIFF,một địa điểm ngoài trời ở trung tâm phốcổ Nampo-dong. Quảng trường này là nơidiễn ra các sự kiện chính của lễ hội cho đếnnăm 2003 khi địa điểm chính được chuyểnđến Haeundae. © Busan Metropolitan City
Vai trò tiên phong
Cinémathèque nói đến kho lưu trữ phim hoặc nơi trình chiếu các bộ phim được lưu trữ. Cinémathèque Busan ra mắt năm 1999 với tư cách là Cinémathèque đầu tiên tại Hàn Quốc với phòng chiếu chuyên dụng nằm trong Trung tâm du thuyền Vịnh Suyeong, quận Haeundae và bắt đầu hoạt động từ tháng 5 năm 2002, chủ yếu trình chiếu các tác phẩm điện ảnh cổ điển quý hiếm mà khán giả khó có thể thưởng thức ở rạp phim thông thường, các bộ phim nghệ thuật hay phim độc lập trình độ cao. Từ năm 2007, nơi này kiêm luôn vai trò của một kho lưu trữ phim và cung cấp nhiều khóa đào tạo đa dạng, đóng vai trò tiên phong trong việc góp phần nâng cao trình độ xem phim của người dân.
Cinémathèque Busan được chuyển đến Trung tâm điện ảnh Busan (Busan Cinema Center, khai trương vào tháng 10 năm 2011), bước sang giai đoạn thứ hai và phát triển cho đến ngày hôm nay. Được xây dựng với cấu trúc và thiết kế của công ty thiết kế xây dựng Coop Himmbelblau của Áo, Trung tâm điện ảnh Busan được toàn thế giới biết đến với công trình kiến trúc của mình và đóng vai trò quyết định cho bước nhảy vọt mới của BIFF cùng với Cinémathèque Busan.
Ủy ban Điện ảnh Busan (BFC) cũng là một trong những tổ chức có cơ sở hạ tầng điện ảnh cốt lõi của Busan. Đây là uỷ ban chuyên về điện ảnh đầu tiên tại Hàn Quốc và thứ hai ở Châu Á do thành phố Busan thành lập vào năm 1999 với mục đích cung cấp dịch vụ hỗ trợ hành chính một cửa cho hoạt động sản xuất phim. Ngay khi BFC ra đời đáp ứng sự phục hưng của điện ảnh Hàn Quốc vào cuối những năm 1990, uỷ ban điện ảnh ở các tỉnh thành khác cũng nhanh chóng ra đời. Hiện tại, có tất cả 13 ủy ban điện ảnh khu vực trên toàn quốc, dẫn đầu là Busan.Đóng vai trò người anh cả của các Ủy ban Điện ảnh của Hàn Quốc, BFC luôn tiên phong trong mọi hoạt động, chẳng hạn như hỗ trợ quay 1.303 bộ phim và video clip tính đến tháng 12 năm 2018. Ngoài ra, BFC còn nỗ lực mở rộng nền tảng ngành công nghiệp điện ảnh như tạo dựng Studio quay phim Busan và Cinema House Hotel in Busan nhằm cung cấp môi trường quay phim tiện lợi, Trung tâm đầu tư mạo hiểm phim ảnh Busan nuôi dưỡng các doanh nghiệp điện ảnh của khu vực, Trường điện ảnh Châu Á Busan chuyên giáo dục đào tạo chuyên môn về điện ảnh, Trung tâm công nghệ hình ảnh thu hút các doanh nghiệp làm về phim ảnh ở Busan, vùng thủ đô Seoul và nuôi dưỡng nguồn nhân lực sáng tác.
Tôi luôn xem Liên hoan phim quốc tế Busan (BIFF)
chính là “Busan điện ảnh” và “điện ảnh Busan”.
Tuy nhiên, đó là định kiến và sự hiểu lầm khủng khiếp.
Quan sát kỹ, chúng ta sẽ thấy Busan có một tỷ trọng
cơ sở hạ tầng điện ảnh đáng chú ý.
“Nữ nhân-Chim Biến thân (Ảo ảnh).”Ralf Volker Sander. 2012. Thép không gỉ,10.2 × 4.6 × 2.6 m.Tác phẩm điêu khắc tại Quảng trườngDureraum của Trung tâm điện ảnh Busanđược tuyển chọn trong số nhiều ứng viênquốc tế. Nhìn từ phía trước, tác phẩm điêukhắc có hình dạng của một nữ nhân, nhưngnhìn từ bên cạnh, lại giống con hải cẩu.
Cơ sở hạ tầng độc quyền
Tháng 9 năm 1950, Hiệp hội phê bình phim Hàn Quốc được thành lập tại thủ đô lâm thời Busan. Năm 1958, Hiệp hội phê bình phim Busan, là nhóm các nhà phê bình phim địa phương duy nhất tại Hàn Quốc, được thành lập với mục đích “phê bình các tác phẩm điện ảnh trong và ngoài nước, nâng cao khả năng cảm thụ điện ảnh, nghiên cứu và thực thi các dự án đi kèm nhằm phát triển văn hoá điện ảnh”. Hiệp hội này cũng đã tổ chức Giải thưởng phim Buil (Buil Film Awards) do Nhật báo Busan sáng lập năm 1958. Ngoài ra, Hiệp hội còn đưa ra những nhận xét nghiêm khắc hay đề cử các tác phẩm điện ảnh xuất sắc góp phần vào sự phát triển của nền điện ảnh Hàn Quốc và được đánh giá có tác động đáng kể đến việc nâng cao khả năng cảm thụ điện ảnh của người dân đúng như mục đích ban đầu của Hiệp hội.
Hiệp hội này đảm nhận vai trò trao Giải thưởng Hiệp hội phê bình phim Busan từ năm 2000. Đây là giải thưởng mang tính đột phá, mang đậm sắc thái địa phương và khẳng định dấu ấn rõ nét nhất cho Hiệp hội. Khi so sánh với giải thưởng của Hiệp hội phê bình phim Hàn Quốc, với các thành viên là các nhà phê bình tiêu biểu của Hàn Quốc, chúng ta có thể nhận thấy ngay sự phá cách đó, vốn được xem là kết quả của ý thức thiểu số (minority) về phương diện khu vực. Chẳng hạn, Giải tác phẩm xuất sắc nhất của Giải thưởng Hiệp hội phê bình phim Hàn Quốc lần thứ 20 năm 2000 được trao cho bộ phim “Kẹo bạc hà” (Peppermint Candy) do Lee Chang-dong làm đạo diễn với cốt truyện độc đáo về nỗi bất hạnh cá nhân đan xen với bi kịch lịch sử hiện đại Hàn Quốc. Trong khi đó, Giải thưởng lớn của Giải thưởng Hiệp hội phê bình phim Busan lần thứ 1 cùng năm thuộc về tác phẩm “Oh! Su-jung” (Virgin Stripped Bare by Her Bachelors) của đạo diễn Hong Sang-soo, mô tả mối quan hệ tay ba giữa hai người đàn ông giữa một người phụ nữ. Điều đáng lưu ý là “Oh! Su-jung” không nhận được giải thưởng ở bất cứ hạng mục nào tại Giải thưởng Hiệp hội phê bình phim Hàn Quốc.
Ngoài ra, trong khi Giải thưởng Hiệp hội phê bình phim Hàn Quốc trao giải đạo diễn cho đạo diễn Lee Chang-dong, Giải thưởng Hiệp hội phê bình phim Busan lại trao giải cho đạo diễn Bae Chang-ho với bộ phim “Tình” (My Heart), tác phẩm không được công chúng biết đến rộng rãi. Khuynh hướng này không khác gì so với năm trước đó. Giải thưởng Hiệp hội phê bình phim Hàn Quốc trao Giải tác phẩm xuất nhất cho bộ phim “1987” (1987: When the Day Comes) của đạo diễn Jang Joon-hwan, tác phẩm khắc hoạ khát vọng dân chủ hóa chính trị của người dân trong bối cảnh kháng chiến tháng 6 năm 1987, còn Giải thưởng lớn của Giải thưởng Hiệp hội phê bình phim Busan được trao cho bộ phim tài liệu “Thủ phạm” (The Remnants), kể về câu chuyện những người dân bị chết do hỏa hoạn trong quá trình giải toả tái phát triển khu Yongsan ở Seoul năm 2009.
Không phải lúc nào cũng vậy, nhưng sự khác biệt không hề nhỏ giữa giải thưởng của hai hiệp hội này cho thấy rõ lý do tồn tại của Hiệp hội phê bình phim Busan. Từ một lúc nào đó, trong khi Hiệp hội phê bình phim Hàn Quốc đang dần mất phương hướng và vô định, Hiệp hội phê bình phim Busan, vốn không phải là đối thủ của Hiệp hội phê bình phim Hàn Quốc về mặt qui mô trong đó có số lượng thành viên, vẫn đang vững vàng tiến bước trên con đường của riêng mình.
Đám đông cổ vũ tại một buổi biểu diễnngoài trời được tổ chức tại Trung tâm điệnảnh Busan như một phần của Lễ hội điệnảnh và ẩm thực Busan 2017. © Busan Cinema Center, Busan Food Film Festa
Và nhiều Lễ hội khác
Ngoài ra, ở Busan còn có vô số các tổ chức và đoàn thể đang góp phần tạo dựng cơ sở hạ tầng điện ảnh đáng được nhắc đến. Trong số đó có Hiệp hội phim độc lập Busan được thành lập chính thức vào năm 1999 và Liên hoan phim độc lập Busan của Hiệp hội này năm nay cũng được tổ chức năm thứ 21, Liên hoan phim Buil không hề thua kém bất cứ giải thưởng điện ảnh nào ở Hàn Quốc về tính công bằng và độ tin cậy, Liên hoan phim phim ngắn quốc tế Busan vốn được bắt đầu từ Liên hoan phim ngắn Đại Hàn Dân Quốc năm 1980, tổ chức lần thứ 36 sau khi trải qua nhiều thay đổi. Không chỉ vậy, “con đường điện ảnh” ở khu Haeundae luôn chào đón người dân thành phố Busan cũng như du khách trong và ngoài nước. Ở “Khu Texas” nằm bên kia con đường nhà ga Busan, quán há cảo nướng Jang Sung-hyang nổi tiếng từ bộ phim “Báo thù” (Old Boy) của đạo diễn Park Chan-wook năm 2003, cho đến nay vẫn chưa từng làm khách hàng thất vọng. Viện bảo tàng trải nghiệm điện ảnh Busan nằm ở Daecheong-ro, quận Jung-gu vẫn luôn vẫy gọi du khách. Tất cả những điều này cho thấy Busan hoàn toàn đủ điều kiện của một thành phố điện ảnh.
Các sinh viên của Học viện Điện ảnh Busan Học viện điện ảnh học sản xuất video. Học viện này cung cấp hơn 50 khóa học mỗi năm cho những người có khao khát làm phim.© Busan Cinema Center
Bộ phim đình đám “Chuyến tàu đến Busan” (Train to Busan) của đạo diễn Yeon Sang-ho năm 2016 được quay tại Busan Cinema Studio. Được quản lý bởi Ủy ban Điện ảnh Busan, địa điểm này có hai studio trong nhà với diện tích sàn là 826m² và 1.653m².© Next Entertainment World
Busan là nơi từng quay rất nhiều bộ phim. Phường Beomil-dong xuất hiện trong nhiều bộ phim nổi tiếng, trong đó có “Bạn bè” (Friend, 2001) của đạo diễn Kwak Kyung-taek,“Cuộc sống hạ lưu” (Low life, 2004) của đạo diễn Im Kwon-taek và “Mẹ” (Mother, 2009) của đạo diễn Bong Joon-ho. © Moon Jin-woo
Một cảnh trong “Gangster vô danh” (Namless Gangster: Rules of the Time), một bộ phim năm 2012 của đạo diễn Yoon Jong-bin. Bộ phim này được quay tại Nhà máy đóng tàu Yeongdo thuộc sở hữu của công ty Công nghiệp nặng & Xây dựng Hanjin.© Showbox
Những thành quả đạt được của Liên hoan phim quốc tế Busan
Liên hoan phim quốc tế Busan (BIFF), được tổ chức lần thứ 24 năm nay, gặt hái một số thành quả đáng quý về mặt định hướng tương lai. Đầu tiên, việc có 118 tác phẩm được ra mắt phim thế giới (lần đầu công chiếu trên toàn thế giới) (95 phim dài, 23 phim ngắn) và 27 phim công chiếu quốc tế (đã chiếu trong nước) (26 phim dài, 1 phim ngắn) trong số 299 bộ phim được mời từ 85 quốc gia, là một trong những bằng chứng thể hiện vị thế quốc tế của BIFF với tư cách là một Liên hoan phim hàng đầu Châu Á.
Cá nhân tôi đánh giá cao BIFF nhất ở điểm, qua triển lãm hồi tưởng điện ảnh của đạo diễn quay phim Jung Il-sung, BIFF đã mở rộng và đào sâu được ngoại diên và nội hàm của triển lãm hồi tưởng điện ảnh Hàn Quốc vốn từng bị giới hạn trong phạm vi đạo diễn và diễn viên. Trong tương lai, dự kiến sẽ có không ít liên hoan phim hàng đầu thế giới sẽ làm theo quyết định tiên phong này.
Một thành quả đáng chú ý khác là năm nay lần đầu tiên trong lịch sử BIFF, một bộ phim từ Trung Á được chọn làm tác phẩm trình chiếu khai mạc. Đó chính là tác phẩm “Những tên trộm ngựa và con đường thời gian” (The Horse Thieves. Roads of Time) được hợp tác sản xuất giữa Yerlan Nurmukhambetov, đạo diễn Kazakhstan người đã giành Giải New Currents (tương đương Phim hay nhất) tại BIFF lần thứ 20 năm 2015 và đạo diễn Lisa Takeba của Nhật. Bố cục đơn giản có thể dự đoán qua tựa đề phim, cốt truyện được triển khai với trình độ cao, nhân vật được phát hoạ mộc mạc, diễn xuất chân thực của diễn viên, Mise-en-scène (tất cả những thứ liên quan xuất hiện trước ống kính máy quay và trật tự sắp xếp của chúng như bố cục, set up, ánh sáng, nhân vật, đạo cụ hoặc phục trang) kiểu phim cao bồi miền Tây gợi nhớ đến bộ phim “Cuộc truy lùng” (The Searchers, 1956) của John Ford hay “Không tha thứ “ (Unforgiven, 1992) của Clint Eastwood,... Tất cả những điều này đủ để khán giả có thể đặt bất cứ kỳ vọng nào vào tương lai điện ảnh Kazakhstan.
Dù đạt đến vị trí quan trọng đáng kể mang tầm quốc tế nhưng không ít người bắt đầu cảm thấy lo lắng về tương lai của liên hoan phim này. Tuy tránh được cơn bão được báo trước đó, thời tiết lại thuận lợi hơn bao giờ hết, và đây là lễ hội thứ hai được tổ chức bởi ban điều hành mới được cơ cấu lại năm ngoái nhưng tổng số khán giả đến với lễ hội năm nay chỉ đạt mức 189.116 người, giảm khoảng 6.000 người so với lễ hội năm ngoái diễn ra trong cơn bão. Đây có thể là do BIFF chưa thể hoàn toàn thoát ra khỏi những di chứng để lại từ cuộc xung đột chính trị do việc trình chiếu bộ phim “Chuông lặn” (tên tiếng Anh “Diving Bell” hay “The truth shall not sink with Sewol”) của Hàn Quốc năm 2014. “Chuông lặn” là bộ phim tài liệu về thảm kịch phà Sewol khởi hành đi từ Incheon và bị chìm ngoài khơi gần đảo Jindo gây ra cái chết cho hàng trăm hành khách, đặc biệt gần 300 học sinh trung học phổ thông đã tử vong trên đường đi tham quan thực tế.
Dấu hiệu quan ngại này là sự đình trệ tạm thời, hay sự tiên đoán cho một cuộc suy thoái dài hạn, thời gian sẽ có câu trả lời. Tuy nhiên, một điều chắc chắn rằng, chúng ta cần phải chẩn đoán nguyên nhân và chuẩn bị trước đối sách phù hợp.
. Đạo diễn David Michôd (ngoài cùng bên phải), nam diễn viên chính Timothée Chalamet (thứ hai từ phải sang) và các thành viên khác của đoàn làm phim “Quốc vương” (The King), bộ phim được nhắc đến nhiều tại Liên hoan phim quốc tế Busan 2019, chụp ảnh với khán giả.© Busan International Film Festival