Những bậc thầy thủ công truyền thống thuộc thế hệ cũ thường học kỹ thuật bằng cách trực tiếpchế tác và chỉ hay nhắc đến thành quả. Nói vậy, xem ra Lee Hyun-bae là nghệ nhân thế hệ mới.Bởi ông đã học về onggi (đồ đất nung) qua lời kể và sách vở rồi suy xét cẩn thận từng chi tiết vềquá trình tạo ra onggi, từ đó cống hiến hết mình cho việc làm sống lại các giá trị hiện đại từ sảnphẩm truyền thống.
Nghệ nhân Lee Hyun-bae đang tạo hìnhcho một chiếc lu lớn trên bàn xoay tại cửahàng của ông ở Jinan, tỉnh Jeollanam-do.
N ghe Lee Hyun-bae kể chuyện chẳng khác đang đọcmột quyển sách. Mỗi khi ông dừng lại giữa hai câunói, những suy nghĩ trong tôi cứ liên tục dâng lênkhông ngừng. Như câu chuyện ông kể lúc đang làm cho cửahàng bán onggi được năm tháng, khi nhìn thấy một chiếc vạibị vỡ ông có cảm giác như “trong phút chốc một luồng khí bốclên nóng bừng”. Thời gian đó Lee chưa từng làm ra một chiếconggi nào, chỉ làm công việc văn phòng trong cửa hàng và họccách phân biệt các sản phẩm bằng mắt. Ông còn nói thêmlần đó ông đã được “khai nhãn”. “Sau này nghĩ lại tôi đã hiểuvì sao tôi có cảm giác như thế, đó là vì khi nhìn mặt bên củachiếc vại bị vỡ tôi thấy như hình dạng của một con tinh trùng.Bộ phận vành của vại được gọi là “jeon” và lúc này “jeon” giốngnhư phần đầu còn vết nứt là phần đuôi của tinh trùng. Nếu nhưphần đầu tinh trùng chứa tất cả thông tin di truyền, thì “jeon”cũng chứa tất cả thông tin của chiếc vại onggi.”
Lee kể tôi nghe những mẩu chuyện xung quanh chủ đềonggi và sức sống, tài nghệ kể chuyện của ông cũng mượt mànhư tài làm onggi vậy, thế nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn đặt dấuchấm hỏi cho vài thứ. Nhưng thắc mắc đó là vì chuyện củaông khó và sâu sắc quá. Thỉnh thoảng ông cũng đi hơi xa bánkính câu chuyện một chút. Khi nhắc đến bàn xoay chẳng hạn,ông kể tỉ mỉ từng chi tiết, và ngay cả ánh mắt của ông cũngsinh động như đang ngồi trước bàn xoay thực sự. “Tôi đặt bànxoay trước mặt mình rồi ngồi sao cho ánh sáng chiếu vào bênphải. Khi bắt đầu tôi nghiêng người qua phải, dùng chân tráikéo bàn xoay theo chiều ngược với kim đồng hồ, sau đó quansát phía bên phải và mặt ngoài của vại.”
Lee Hyun-bae trò chuyện rất nghiêm túc về nhiều chủ đề,qua đó cho thấy độ chín muồi trong nghề nghiệp của một nghệnhân. Không lời lẽ nào là buột miệng nói cả. Ông chia sẻ vớitôi mọi thứ về cách làm onggi, và mỗi chi tiết nêu ra đều có ýnghĩa riêng của nó. Ông kể như đang cơ cấu lại quãng thờigian 26 năm chung sống với onggi bằng chủ đề onggi vậy.Hiểu biết của ông không chỉ nằm trong đầu mà được ông đúckết lại thành lời nói và chúng bộc lộ rất rõ suy nghĩ của ông.
Những suy nghĩ đó cũng phần nào thể hiện nỗ lực tột bậccủa ông, khiến tôi cũng thấy lòng mình bối rối, bởi những trăntrở về nghề của ông cứ nổi lên như được chạm khắc vậy. Ôngcố gắng hết mình để làm thế nào cho onggi, vốn là một sảnphẩm truyền thống, có thể sống được trong thời đại ngày nay,ngoài ra phải làm sao để khẳng định vị trí của bản thân tronglĩnh vực này. Ông xem điều này là động lực để chứng tỏ ôngđang dần cứng cỏi hơn, hoạt động thường xuyên, cũng giốngnhư những chiếc onggi làm bằng đất dù nung trong ngọn lửahơn 1.000 độ cũng không vỡ nát.
Gặp được cửa hàng onggi nơi miền quê giữa lúc langthang
Lee và vợ sắp xếp những sản phẩm đãphơi khô hoàn toàn vào trong lò để nung.
“Lúc nhỏ biệt danh của tôi là “đầu đất”. Bởi vì đầu óc tôi luôntrống rỗng… Có người còn khuyên tôi là sống phải biết suy nghĩ.”
Nói xong, Lee Hyun-bae cười to khiến cho gương mặt hằnsâu những vết nhăn. Ông hay cười khi nhắc đến những chuyệnkhá ngượng ngùng trong quá khứ. Ông nhớ lại: “Mỗi khi thứcdậy tôi cứ ước mình được đi đâu đó, nhưng thật ra thì tôi vẫnở yên một chỗ. Lòng tôi như có lửa đốt, tôi muốn hét lên… tôinhư rơi vào hư vô. Tôi nổi điên chạy ào ra đứng trên bờ đê,và tôi nghe tiếng nước chảy. Đó là âm thanh đầu tiên tôi ngheđược khi bình tĩnh lại.”
Vì lý do đó, Lee Hyun-bae đã lấy chữ Mul (nghĩa là “nước”)đặt tên cho con trai đầu và chọn nơi định cư là thượng nguồncủa sông Seomjin.
Năm mười mấy tuổi, với những xáo trộntrong lòng, Lee bỏ nhà đi đến Seoul mà không có bất cứ kếhoạch gì, rồi cũng có lúc ông lang thang khắp quê nhà vớichiếc xe kéo thu nhặt đồng nát. Ông từng xin việc ở kháchsạn và sống khá dư giả với tiền lương thu được từ công việclàm sôcôla, nhưng sau đó vì bị mê hoặc bởi những tác phẩmtượng đất sét ở sảnh của khách sạn mà ông bỏ việc để đi họccách tạc tượng và bắt đầu một cuộc sống mới. Một lần trênđường đi du lịch đến vùng Beolgyo ở tỉnh Jeollanam-do, ôngtạt qua cửa hàng bán onggi tên là Jinggwang Onggi và cuộcđời ông đã rẽ sang bước ngoặt khác từ nơi này.
“Người ở cửa hàng hỏi tôi đến làm gì thì tôi trả lời ngay làđến để học làm onggi. Nói ra rồi tôi cũng giật mình. Thời điểmnửa sau thập niên 1970, hàng đêm tôi hay đọc tạp chí văn hóadân gian dạng nguyệt san “Cây cội rễ sâu” nổi tiếng, có lần đọcđến bài viết về onggi, tôi nghĩ thầm “Ồ, đây không phải là nghềnên làm”. Vì ngay từ nhỏ tôi ghét nhất là bị đói, mà bài báo đólại nói rằng làm onggi là một nghề không đủ kiếm sống…”
“Việc đốt lửa nung cũng giống như quá trình lên men của thức ăn, vì đều là hoạt độngsống còn. Một cái vại được nung trong lò ga thì không thể giống với cái được nung gầncả tuần trong lò củi được. Tính năng làm lên men của hai thứ hoàn toàn khác nhau.”
Lee tiếp thêm củi vào trong lò nung để duy trì nhiệt độ cần thiết. Sau khi lửacháy, cần khoảng bảy ngày cho lớp men trên bề mặt sản phẩm tan đều, đólà công đoạn cuối cùng của việc nung.
Bước vào thời kỳ nhựa trở nên phổ biến, người ta phát hiện racó chì trong thành phần hóa học của loại nước men bóng đượcdùng thay thế cho nước men truyền thống (là loại men tự nhiêncòn có tên gọi là nước tro) nên độ tin cậy và mức độ sử dụngđối với các sản phẩm onggi cũng giảm đi nhiều. Cửa hàng JinggwangOnggi cũng vì thế mà không thể hoạt động bình thườngnhư trước. Thật sự không thể diễn giải như thế nào về khoảngthời gian làm việc hai năm bảy tháng, bắt đầu từ năm 1990 củaLee ở đây. Không giống như khởi đầu của các nghệ nhân bậcthầy khác, ông không được dựa dẫm vào một người thầy nào,cũng không được học bất cứ kỹ thuật nào cả. Ông làm quản lýnên chỉ sắp xếp và quản lý sản phẩm, hiếm lắm mới được xemnghệ nhân Park Na-seob làm việc vì thỉnh thoảng ông mới ghéđến cửa hàng. Trong câu chuyện về thời quá khứ đó, có hai cáitên được Lee Hyun-bae đặc biệt nhắc đi nhắc lại là Han Changgivà Han Sang-hun. Han Chang-gi là người phát hành tạp chí“Cây cội rễ sâu” mà Lee từng nhắc ở trên, và người em trai, HanSang-hun, là chủ của cửa hàng Jinggwang. Ông có được quanđiểm mỹ học từ mối quan hệ với hai nhân vật này. “Ở cửa hàngtôi gọi Han Chang-gi là thầy lớn, còn Han Sang-hun là thầy trẻ,nhưng lại gọi nghệ nhân Park Na-seob là “yeonggam” (ông). Mãisau này tôi mới nghĩ về điều đó. Vì sao tôi không quen gọi nghệnhân onggi giỏi là thầy mà lại gọi hai người ăn nói giỏi là thầy nhỉ?Thật ra, cách học làm onggi dễ nhất chính là học qua lời nói.”
Học hành không được bài bản, nhưng ông đã phải tạo ranhững sản phẩm onggi để cung cấp ngay cho cửa hàng đanggặp khó khăn. Những chiếc lu vại được làm ra bởi người chỉ họckỹ thuật bằng mắt, đôi khi chúng bị vỡ nát trong lửa, và cả một lònung đổ sụp trước mắt. Nhưng ông lúc nào cũng đặt bản thântrong tình thế cấp bách, phải thật nhanh chóng đưa những thứkhông theo quy trình về đúng quy trình. Và khi làm được điều đóthì “từ sau năm 1994, tôi đã có thể tạo ra những sản phẩm củamình một cách thoải mái”. Ông mở cửa hàng Sonnae Onggi ởJinan, bắt đầu cho ra đời những đồ onggi của riêng ông.
Chỉ học trong vài năm hỗn độn như thế liệu có thiếu sót gìkhông, sao không học thêm nữa? Ông khá lưỡng lự trước câuhỏi đó, rồi đáp “Nhưng…nói cho cùng thì kỹ thuật làm onggicủa tôi, đơn giản lắm.”
Đất, lửa, gió và ánh nắng
Lee Hyun-bae nói kỹ thuật của ông rất đơn giản, nhưng liệucó thực sự đơn giản không? Xét về thực tế, chỉ cần tạo hìnhđất sét, nhúng vào nước men rồi đem nung trong lửa thì sẽthành onggi. Tuy nhiên, với một nghệ nhân onggi thì phải thấuhiểu về sự hài hòa giữa các yếu tố đất, lửa, không khí mới cóthể tạo ra một sản phẩm đất nung hoàn hảo được. “Đất có loạiđất chết và loại đất sống, chỉ cần nhìn màu sắc của đất là biếtngay. Đất chết thì có vị khác và có mùi rất đặc trưng. Đất đókhông có tính kết dính để tạo hình được. Nếu dùng đất chếtlàm ra sản phẩm thì ta sẽ luôn có cảm giác mọi thứ bị dồnxuống dưới. So với các sản phẩm khác, trọng lượng của chiếcvại làm bằng đất chết cũng nặng hơn, chúng không chịu đượcnhiệt độ và sẽ bị lõm vào khi nung trong lửa.”
Trong buổi triển lãm “Onggi ngày nay: Lee Hyun-bae” được tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật Nam Seoul vàomùa đông năm ngoái, một loạt sản phẩm hũ cốt đã được trưng bày. Sản phẩm này thuộc dự án do Lee vàViện Nghiên cứu Di sản văn hóa quốc gia Naju thực hiện nhằm làm hồi sinh kỹ thuật chế tác hũ cốt cổ, dựatheo di vật được khai quật ở lưu vực sông Yeongsan.
Nói như thế thì loại đất nào mới thích hợp để làm onggi?Ông cho biết loại đất được dùng làm nguyên liệu chính choonggi rất quen thuộc. Nó phổ biến đến mức có thể dễ dàng tìmkiếm trong bán kính 2-3km tại nơi ông ở. Đất ruộng thì mềm,đất núi thì cứng, chỉ có đất ở nơi gặp nhau giữa đồng và núilà thích hợp nhất. Vậy đất ở vùng nào là tốt nhất? “Đúng ra thìcũng có loại đất tốt hơn các loại khác một chút khi tạo hình.Tuy nhiên, các tiền bối trong nghề chia sẻ rằng đất ở vùng nàocũng được cả, có điều phải trộn hỗn hợp đất của ba nơi khácnhau thì mới thành đất tốt. Nghệ nhân nên xem nguyên liệu củaonggi cũng giống như thuốc Đông y, phải kết hợp tốt với nhaumới tạo nên sức mạnh, chứ với một thành phần duy nhất thìkhông thể gọi là sức mạnh được.”
Tôi lại thắc mắc vậy nên chọn loại đất nguyên liệu như thếnào, và nếu đất chọn khác nhau thì các thành phẩm trông cókhác nhau không? Tôi cứ xoáy sâu vào vấn đề đất nên ôngngưng một chút rồi bày tỏ, “Khi làm onggi, tôi từng rất hoangmang khi nghe người ta nói onggi là “đồ vật biết thở”, tôi cứnghĩ chúng là những vật linh thiêng lắm. Nhưng thật ra khôngphải như vậy. Bản thân những chiếc chum vại không thở mànhững thứ chứa bên trong nó mới thở. Onggi về chức năng lànhững chiếc lu vại giúp lên men, không rò rỉ nước nhưng phảithoáng khí. Do đó kết cấu của đất không được nén chặt quámà phải là một khối nén có độ lơi vừa đủ, có chứa các hạt kếtlại khi nung và các hạt kết cứng, vậy mới thoáng khí.”
Lee Hyun-bae cũng giải thích thêm theo cách khiêm tốn vềbản thân và onggi. Ông cho biết kết cấu đó chính là đặc tính riênggiúp phân biệt onggi và đồ sứ. Nước men tráng lên để tạo ra độcứng và màu cho sứ được làm bằng thủy tinh nên chỉ có một lớpmàng phủ bên ngoài như mặc áo cho sứ vậy, trong khi đó nướcmen tự nhiên của đồ đất nung lại như là lớp da của đất tạo nêncác lỗ thoáng khí. Onggi chính là môi trường thích hợp nhất đểduy trì độ tươi giòn của thực phẩm lên men, và chịu được mùahè nóng ẩm, mùa đông lạnh khô.
Câu chuyện của ông được nối tiếp bằng chủ đề về lửa,onggi có thể nở ra vào mùa hè và có tính đàn hồi để chốngvỡ nứt vào mùa đông, tất cả yếu tố đó được sinh ra từ lửa.Nhưng không phải ngọn lửa nào cũng cho ra đời các sảnphẩm có chất lượng như thế. “Khi nung thì phải đốt lửa nhiềunhư đang hầm. Lửa phải cháy bừng lên như một khúc nhạcsanjo hay một điệu jazz vậy. Việc đốt lửa nung cũng giống nhưquá trình lên men của thức ăn, vì đều là hoạt động sống còn.Một cái vại được nung trong lò ga thì không thể giống với cáiđược nung gần cả tuần trong lò củi được. Tính năng làm lênmen của hai thứ hoàn toàn khác nhau.”
Để cho câu chuyện về đất và lửa thêm chặt chẽ, Lee Hyunbaebổ sung thêm về gió và nắng. Trước khi đưa đất đã đượctạo hình vào nung trong lửa thì sẽ được phơi khô trong gió vàingày. Những chiếc lu vại do ông làm ra thường được đặt ở chỗphơi trong bóng mát trước khi sương tan để có thể đón ánhmặt trời. Có như vậy onggi mới khô hoàn toàn. Lu vại đượcphơi dưới ánh mặt trời rồi mới đưa vào lò nung sẽ không giốngnhững sản phẩm không được phơi theo kiểu đó. Còn điều gìlàm nên sự khác nhau thì đến giờ ông cũng chưa tìm ra được.
Thử nghiệm onggi cùng với cả gia đình
“Chúng ta có hũ đất để chứa nhau thai của trẻ sơ sinh (taehangari),nồi đất để nấu cơm (omogari), bồn đất chứa phân (hapsu-dogaji), quan tài đất liệm thi thể (onggwan), có thể nói từ khibắt đầu sinh ra, lớn lên và chết đi thì người dân trên bán đảo Hànđều gắn với onggi.” Lee nhìn thấy được lịch sử nhân loại từ trongnhững chiếc onggi. Và đâu chỉ dừng lại ở đó. Trong cuộc sốnghàng ngày của người Hàn, onggi nhiều vô kể, chẳng hạn như lọchứa tương, lu chứa các loại thức ăn lên men chỉ ở Hàn Quốcmới có, đèn dầu thắp sáng, bếp than, vạc chưng cất rượu…
Trong buổi triển lãm “Onggi ngày nay: Lee Hyun-bae” đượctổ chức tại Bảo tàng mỹ thuật Nam Seoul vào mùa đông nămngoái, rất nhiều đồ đất nung mới của Lee Hyun-bae được đónnhận nồng nhiệt. Trong đó, đặc biệt phải kể đến các dụng cụdùng trong ăn uống và làm bếp hiện đại như bộ tô chén ăn mìmộc mạc, bộ dụng cụ trên bàn ăn theo phong cách phươngTây, ly đựng cà phê espresso và máy rang cà phê, nồi thuốcbắc tiện lợi… Ông khẳng định rằng bản thân đã sớm biết onggicó thể toát lên được cả tính ứng dụng và vẻ đẹp tạo hình, dođó ông không ngừng tìm kiếm các đối tượng mang đặc trưngcủa đồ đất nung trong số các vật dụng sinh hoạt hiện đại rồi thínghiệm làm các vật dụng đó bằng đồ đất nung. Phần thưởngcho những cố gắng của Lee chính là Giải thưởng sản phẩm thủcông xuất sắc do UNESCO trao tặng vào năm 2008 với hai sảnphẩm là bình mặt trăng và nồi lẩu.
Bộ chum vại chứa gia vị được trưng bày trong triển lãm, thể hiện niềm tin của nghệ nhân vào khả năngonggi vẫn có thể ứng dụng tốt trong đời sống hiện đại và thay đổi được hoạt động nấu nướng.
Lee Hyun-bae cho biết: “Khi gia đình tôi thảo luận với nhauvề vai trò của onggi, chúng tôi hay chọn mốc thời gian từ thờitrung kì Joseon, tức là từ thế kỷ 16 trở về sau. Vì đó là lúc màđồ đất nung ra đời. Nhưng lần này trong cuộc họp gia đìnhvới các con, tôi đề nghị nên xem xét xa hơn vài thế kỷ, từ thờiGoryeo xem sao. Bởi vì chúng tôi không chỉ nghiên cứu nhữngđồ đất nung được sản xuất đại trà trong xã hội rồi cung cấpcho một cá nhân nào đó mà còn nghiên cứu những vật dụngdo các gia đình tự cung tự cấp nữa. Chúng tôi đang lên kếhoạch thực hiện nhiều việc lắm, ví dụ như làm ra những đồ đấtnung theo kỹ thuật thời Goryeo rồi thử ướp tương vào đó.”
Tất cả thành viên trong gia đình Lee Hyun-bae rất tích cực hỗtrợ ông.
Vợ ông theo chuyên ngành mỹ thuật nên là người đưara những quan niệm về thẩm mỹ, con trai học làm gốm chuyêncùng ông thu xếp công việc, con gái lớn học chuyên ngành điêukhắc hay mang đến những ý tưởng về vật dụng sinh hoạt hay ănuống, con gái thứ hai học về biên tập xuất bản là người ghi chépchuyển ngữ những công việc của ông. Cả gia đình cùng nhaulàm onggi. Ngoài ra, bằng khả năng quan sát và kinh nghiệm củacá nhân, họ còn thảo luận với nhau về hệ thống và cách thức củavăn hóa làm onggi kế thừa được. Họ cũng mở rộng phạm trù vàbước đầu nghiên cứu về văn hóa ẩm thực của Hàn Quốc. Cả giađình cùng học về món ăn, học cả quá trình chế biến và thưởngthức các món ăn. Việc làm của gia đình Lee đã được dàn dựngthành chương trình thực tế mang tên “Kinh doanh gia đình”.
Tôi khá bất ngờ khi biết hôm nay Lee Hyun-bae sẽ đến cửahàng đồ nhựa và quầy bán công cụ. Lý giải cho việc này, Lee nói:“Trước khi tôi làm ra một đồ vật mới thì tôi hay đến những nơi này.Tôi quan sát xem nguyên lý tạo nên các đồ vật đó thay đổi nhưthế nào. Những sản phẩm này không có đặc tính riêng nào cả, vìchúng chỉ thực hiện đúng chức năng thôi. Nhưng nếu thêm vàoyếu tố thời gian, những thứ này sẽ thànhtruyền thống. Thỉnh thoảng tôi đến bảotàng và thấy rằng bỏ đi yếu tố thời gian ởđây thì sẽ phát hiện ra những thứ hiện đại.”
Lee Hyun-bae kết thúc buổi trò chuyệnvới tôi bằng việc kể về “đôi bàn tay biếtnghĩ”. Đôi bàn tay của ông dường nhưlà nơi hòa tan của ký ức, suy tư, và hànhđộng mà ông tích lũy được trong quá trìnhlàm onggi. Một khái niệm mà các nghệnhân văn hóa phi vật thể khác thườngtránh né khi nói về ý tưởng và chỉ bảo rằngtác phẩm sẽ nói thay họ. Lee không phảilà nghệ nhân onggi muốn được biết đếnqua các tác phẩm onggi của mình. Ôngmong muốn được sống tiếp quãng đờicòn lại giống như khoảng thời gian vừaqua, lúc mà ông sống và làm việc như mộtnghệ nhân onggi thực thụ. Trong nhữngnăm tháng đó, có một Lee Hyun-bae rấtthật và những sản phẩm onggi do ông làm2 ra cũng rất thật.