Nếu so sánh khoảng cách địa lý giữa Mansfield- thủ phủ bang Connecticut (Mỹ) và Seoul với khoảng cách văn hóa giữa âm nhạc truyền thống Hàn Quốc và kịch Shakespeare, khoảng cách nào xa hơn? Lauren Ash-Morgan đang tạo nên cây cầu nối hai thế giới tưởng chừng không liên kết gì với nhau này.
Lauren Ash-Morgan biểu d i ễ n đ à n G a y a g e u m trên bãi cỏ công viên Namsan, Seoul.
C ó lẽ không mấy người Hàn Quốc (kể cả trong số những nghệ sĩ chuyên nghiệp) có thể vừa tự đệm đàn dây truyền thống vừa hát chang (xướng - (唱), một điệu hát ballad cổ truyền của Hàn Quốc. Hơn nữa, trên thực tế, những người muốn học loại âm nhạc lâu đời như hát và đệm gayageum (một loại nhạc cụ truyền thống của Hàn Quốc thuộc nhóm dây, thường có 12 dây, giống đàn tranh của Việt Nam) cũng rất hiếm.
Đối với người nước ngoài, đương nhiên, bức tường đó lại càng cao và hiểm trở bởi sự cách biệt trong ngôn ngữ, kỹ thuật cùng với cách biểu đạt những sắc thái tình cảm. Nhưng Lauren Ash-Morgan đã biến cái không thể thành có thể. Hầu như tất cả các buổi tối trong tuần, cô đều luyện hát, múa và nhạc cụ truyền thống ở Học viện âm nhạc quốc gia tại Seocho-dong.
“Lúc mới bắt đầu, thực sự không hề dễ dàng chút nào. Vì đối với tôi, tất cả các động tác cơ thể đều hoàn toàn mới. Đặc biệt, tôi vốn không có thể chất của một diễn viên múa, không có trang phục múa phù hợp và ngôn ngữ sử dụng trong buổi học thì lại hoàn toàn bằng tiếng Hàn. Tôi gây chú ý với những người xung quanh vì là người nước ngoài duy nhất trong lớp. Thậm chí, tôi đã nghi ngờ không biết mình có thể làm được việc này hay không.” Lauren Ash-Morgan kể lại khi nhớ đến buổi học đầu tiên của mình ở Washington, D.C. “Nhưng đó cũng là những kỹ thuật và phong cách truyền thống mà ngay đến cả người Hàn Quốc bây giờ cũng phải học. Giống như tôi, họ cũng đang theo học tại các lớp. Có điều, vì tôi học chuyên ngành nghệ thuật nên ở khía cạnh nào đó, tôi vẫn có lợi thế hơn các bạn cùng học.”
Các giáo viên Hàn Quốc của cô đồng tình với nhận định đó. “Lauren Ash-Morgan rất hiểu lời của tôi và làm theo một cách chính xác những gì tôi hướng dẫn”, giáo viên dạy cô cách vừa hát vừa tự đệm đàn gayageum nói. Giảng viên múa của cô cũng cho biết cách Lauren Ash-Morgan học không chỉ chú trọng vào mặt kỹ thuật mà còn đắm mình vào ý nghĩa của từng động tác.
Khởi đầu như thế nào?
Kinh nghiệm sân khấu của Lauren Ash-Morgan quả thật dày dặn hơn rất nhiều so với tuổi 34 của cô.Sinh ra tại thành phố Mansfield, bang Connecticut, từ năm 10 tuổi, Lauren Ash-Morgan đã tham gia vào câu lạc bộ kịch và đứng trên sân khấu. Năm 11 tuổi, cô gia nhập nhóm kịch thiếu nhi “Kid’s Company” của thành phố quê hương và trưởng thành cùng vớisân khấu kịch. Ở trường, cô tham gia các hoạt động âm nhạc và quan tâm đặc biệt đến Shakespeare. Cô học chuyên ngành thanh nhạc và nhận bằng cử nhân âm nhạc tại trường đại học Ithaca, bang New York.Tại đây, cô bắt đầu quan tâm đến âm nhạc thế giới và nghiên cứu âm nhạc dân tộc.
Sau khi tốt nghiệp, năm 2005, cô dành một năm ở Seoul để dạy nhạc và bắt đầu học âm nhạc truyền thống Hàn Quốc tại Viện âm nhạc Quốc gia Hàn Quốc, đặc biệt là học đàn gayageum và janggu (trống hai mặt). Sau đó, cô theo học cao học tại trường đại học Maryland, College Park dưới sự hướng dẫn của giáo sư Robert Provine, một chuyên gia về âm nhạc Đông Á. Cô viết luận văn và nhận học vị thạc sĩ về chuyên ngành Dân tộc nhạc học (bộ môn nghiên cứu về âm nhạc của các tộc người), trọng tâm về Hàn Quốc. Trong khoảng thời gian học tập, cô còn dành thời gian hai năm học vũ đạo truyền thống Hàn Quốc và pansori đồng thời nghe các buổi giảng về gayageum và janggu tại Trung tâm Nghệ thuật biểu diễn Hàn Quốc ở Washington.
Năm 2010, cô được mời tham dự hội thảo âm nhạc dân tộc quốc tế do Viện Âm nhạc dân tộc Quốc gia tổ chức và sau đó, cô đã ở lại Hàn Quốc để học vũ đạo và âm nhạc truyền thống Hàn Quốc.
Năm 2011, Lauren Ash-Morgan tham gia thử vai cho vở kịch Macbeth của đoàn kịch Shakespeare Seoul và được giao vai chính. Cô đã gặp được chồng của mình, Micheal Downey, chính là diễn viên đóng vai người chồng của cô trên sân khấu lúc đó. Sau này, cô tích cực hoạt động trong giới kịch nghệ tiếng Anh ở Seoul và đóng các vai chính quan trọng trong nhiều vở kịch. Cô cũng được giao vai chính trong bộ phim độc lập “Amiss” (tạm dịch Nghịch cảnh).Năm 2014, cô trở thành đạo diễn của đoàn kịch Shakespeare Seoul và tham gia vào việc sản xuất các vở diễn cho đoàn. Đồng thời, cô cũng đảm nhiệm công việc diễn xuất và thiết kế trang phục.
“Tôi đang nỗ lực duy trì sự cân bằng nghệ thuật giữa kịch truyền thống của phương Tây với âm nhạc truyền thống Hàn Quốc. Tôi luôn tìm kiếm phương pháp có thể kết hợp các yếu tố mỹ học và nghệ thuật biểu diễn truyền thống Hàn Quốc với kịch nghệ phương Tây nhằm đưa cảm xúc và kỹ thuật biểu diễn nghệ thuật truyền thống Hàn Quốc đến gần với số đông khán giả”, cô nói. “Tôi đang chuẩn bị cho hội thảo về giảng dạy Shakespear với hy vọng có thể kết hợp được nghệ thuật múa và nghệ thuật diễn xướng của Hàn Quốc với việc huấn luyện kịch truyền thống phương Tây trong thời gian tới.”
Lauren Ash-Morgan tin rằng âm nhạc truyền thống Hàn Quốc và kịch phương Tây có thể ảnh hưởng qua lại với nhau. “Âm nhạc có ảnh hưởng rõ rệt đến sân khấu kịch thông qua việc điều chỉnh hơi thở và luyện cho giọng nói thanh thoát. Các động tác và cảm xúc được hòa quyện như bổ sung cho nhau.Ví dụ, nếu tập pansori, ta có thể giúp giọng nói của mình khỏe hơn với âm vực sâu và rộng hơn nên khi trình diễn ta không cần phải lo lắng về việc bị mất tiếng”, cô nói từ kinh nghiệm của bản thân.
“Trong âm nhạc truyền thống của Hàn Quốc có khái niệm “han” (Hận) được dùng để diễn đạt một trạng thái buồn với sự oán thán bị chất chứa và tích tụ trong khoảng thời gian dài. Khái niệm này giúp cho người nghệ sĩ chân chính diễn với nguồn cảm xúc tuôn trào từ niềm đam mê và năng lượng của mình.Cảm xúc mãnh liệt của nỗi buồn này có tính phổ quát. Đó là trạng thái tình cảm chúng ta thường được chứng kiến trong nhiều bi kịch cổ điển trên sân khấu.Nhưng chúng ta nhất thiết không thể chỉ dừng lại ở tình cảm thụ động mà phải đẩy lên cao trào để có thể chia sẻ được với khán giả cảm xúc tuôn trào đó.”
Vai trò 3 trong 1
Lauren Ash-Morgan là diễn viên đồng thời là giám đốc nghệ thuật của đoàn kịch Shakespeare Seoul. Cô đảm nhận vai Beatrice vào năm 2016 trong tác phẩm “Much ado about nothing” (Có gì đâu mà rộn) do chồng cô, Micheal Downey đạo diễn.
Một tuần làm việc của Lauren Ash-Morgan thường được chia cho ba hoạt động chính: giảng dạy tại trường đại học Gangwon (4 môn, 16 tiết);học vũ đạo và âm nhạc truyền thống Hàn Quốc (chủ yếu vào buổi tối); biểu diễn và sáng tác các vở kịch về Shakespeare. Công việc của Lauren Ash-Morgan ở đoàn kịch Shakespeare Seoul là tình nguyện nên nguồn thu nhập của cô chủ yếu đến từ việc dạy hội thoại và thuyết trình tiếng Anh. “Việc giảng dạy ở trường đại học hỗ trợ tôi về mặt tài chính và thời gian để từ đó tôi có thể theo đuổi hoạt động nghệ thuật”, cô nói.
Ngoài sự cần cù, đam mê và tinh thần tận hiến, chắc chắn Lauren Ash-Morgan còn có một cái gì đó khác giúp cho cô có thể học vũ điệu và âm nhạc truyền thống của Hàn Quốc trong thời gian tương đối ngắn với ít khó khăn hơn so với dự đoán của mọi người.
Những vũ điệu của Hàn Quốc được coi là truyền thống giờ đây đã được phát triển dưới ảnh hưởng của những giáo viên xuất sắc.
Trong vài thế hệ qua, phong cách đặc biệt của mỗi giáo viên được truyền lại qua quan hệ thầy - trò, đôi khi qua sự kế thừa truyền thống gia đình, và cũng có khi không phải vậy, cô giải thích.
“Tôi đã học 4 vũ điệu truyền thống Hàn Quốc khác nhau từ bốn giáo viên khác nhau. Mỗi giáo viên đều có nét đặc trưng riêng. Mỗi lần bắt đầu giờ học với một giáo viên mới, tôi cần phải kiềm chế nhịp điệu bản năng của mình và tập trung vào những cái tinh tế nhất làm nên phong cách đặc thù của giáo viên. Đó không đơn thuần là kỹ thuật mà còn là cảm giác, tính cách hay nét tinh hoa của mỗi cá nhân cũng như cách giáo viên ấy thể hiện tình cảm và cá tính thông qua vũ điệu. Cái này khác với việc chỉ đơn thuần học một điệu múa.Khi múa, tôi muốn đi theo cá tính mà người giáo viên thể hiện. Nếu vậy, cần phải chú tâm đến từng chi tiết phức tạp. Sau đó, tôi cố gắng tìm cảm xúc của bản thân mình giống như khi đóng vai một nhân vật trong phim hay trên sân khấu vậy.”
Lauren Ash-Morgan luôn cảm thấy biết ơn vì cô đã có cơ hội để học được những điều cơ bản từ ngay khi còn sống ở Mỹ. Trong cách nhìn của cô, các động tác trong vũ điệu truyền thống Hàn Quốc là sự kết hợp rất hài hòa giữa múa, hát và trình tấu nhạc cụ. Vì thế, cô cho rằng các kiểu động tác múa chính là nét đặc trưng Hàn Quốc đang chảy trong máu của mỗi người Hàn.
Khi sống ở Mỹ, cô đã dành nhiều thời gian sống trong không gian ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc. Ý tưởng về các khu vực văn hóa của người di cư thiểu số và tầm quan trọng của không gian văn hóa, nơi những người di cư có thể tập hợp lại và khẳng định bản sắc văn hóa của họ đã được cô nhấn mạnh trong luận văn thạc sĩ của mình.
“Tôi tìm thấy hình ảnh phản chiếu về trải nghiệm này của tôi khi tôi làm tại đoàn kịch Seoul Shakespeare. Khi ở Mỹ, tôi chơi nhạc truyền thống Hàn Quốc, còn phần lớn cuộc sống của tôi khi ở Hàn Quốc lại tập trung vào kịch Shakespeare. Ở Mỹ, tôibiểu diễn pansori, còn giờ đây, tại Hàn Quốc, tôi lại diễn Shakespeare. Trong mỗi trường hợp ấy, tôi đều đang biểu diễn một cái gì đó xa lạ với chính quốc gia mà tôi đang sống. Nhưng đôi khi, tôi vẫn tự nhủ dù là âm nhạc truyền thống Hàn Quốc hay kịch Shakespeare thì chúng cũng vẫn bị coi là lỗi thời ở ngay tại đất nước chúng được sinh ra”.
“Thời gian trôi qua, có lẽ các giáo viên của tôi cũng đã nhận ra rằng nếu họ cứ để mặc tôi, để tôi tự nhiên hòa nhập vào nhóm thì tôi cũng sẽ tự học được theo cách riêng của mình. Hàng năm, mỗi lần bắt đầu một giờ học mới tại Viện âm nhạc Quốc gia, ít nhất cũng có vài người bạn trong lớp đã từng cùng học với tôi trước đó hoặc đã xem tôi biểu diễn ở các lễ hội thường niên. Vì thế, so với trước đây, không khí đã đỡ ngượng nghịu hơn rất nhiều do ngay từ đầu họ đã biết tôi là ai.”
Một cảnh trong vở kịch “The Winter’s Tale” (Chuyện t ì n h m ù a đ ô n g ) c ủ a đ ạ o diễn Micheal Downey, được công diễn vào tháng 4.2017.Lauren Ash-Morgan đóng vai Paulina. Bên trái là John Michaels trong vai Antinogus, bên phải là Josh Kroot trong vai Camillo.
 m n h ạ c t r u y ề n t h ố n g H à n Q u ố c v à Shakespear: Những kẻ đồng sàng kỳ lạ
Khi so sánh những điểm tương đồng và khác biệt giữa âm nhạc truyền thống Hàn Quốc và kịch Shakespeare, Lauren Ash-Morgan đã nói thế này:“Trong xã hội Hàn Quốc, mặc dù có những cộng đồng người chơi nhạc truyền thống rất sáng tạo và nhiệt tình nhưng đối với phần lớn người Hàn Quốc, nhạc truyền thống vẫn còn rất lạ lẫm, khó hiểu và có thể bị coi là nhàm chán. Điều này cũng tương tự với tình trạng của kịch Shakespeare ở các nước nói tiếng Anh. Nhiều người coi ngôn ngữ trong kịch Shakespeare là không tự nhiên, cũ kỹ và tẻ nhạt Nhưng kịch Shakespeare lại chiếm một phần rất lớn trong việc định hình văn hóa phương Tây.Đặc biệt ở Anh, Shakespeare chính là một phần của bản sắc dân tộc.” Tương tự như vậy, đối với nhiều người Hàn Quốc, âm nhạc truyền thống cũng xa lạ nhưng nó tượng trưng cho bản sắc của Hàn Quốc và chiếm một vị trí đặc biệt.
Lauren Ash-Morgan cho rằng những điểm tương đồng tìm thấy trong âm nhạc truyền thống Hàn Quốc và kịch Shakespeare là vô cùng mê hoặc. “Đối với người không biết, âm nhạc truyền thống Hàn Quốc và kịch Shakespeare đều già nua và kỳ lạ nhưng đối với một bộ phận các cộng đồng xã hội khác thì cả hai đều rất được yêu thích và được đón nhận nhiệt thành. Cả hai đều có chiều sâu lịch sử - văn hóa nhưng đồng thời cũng mang trong mình sức mạnh có thể tạo nên sự rung động đối với khán giả hiện đại và khả năng cách tân nghệ thuật.”
Lauren Ash-Morgan không có thời gian cho việc khác ngoài việc giảng dạy, học múa, âm nhạc và diễn kịch. Thậm chí vào cuối tuần, cô cũng hoặc là biên tập băng hình để làm kịch hoặc may trang phục biểu diễn, gồm cả Hanbok. Do lịch làm việc bận rộn nên cô trở thành người hâm mộ hệ thống giao thông công cộng Seoul, đặc biệt là tàu điện ngầm. Cô tâm sự, “Tôi làm nhiều việc trên tàu điện ngầm. Nếu tàu điện ngầm của Seoul không tiện lợi như vậy, có lẽ tôi sẽ khó khăn hơn rất nhiều để điều tiết được cả ba công việc của mình cùng lúc”.