Năm 2019, ở Hàn Quốc, hoạt động của những hội nhóm nhỏ những người có chung sở thích bắt đầu trở thành một xu hướng mới. “Văn hóa salon” này vốn lan truyền trong nội bộ giới trẻ đã bắt đầu tìm được bước đột phá trong năm 2020 bằng các hoạt động trực tuyến do đại dịch Covid-19 bất ngờ ập đến.
Thêu thùa là một hoạt động phổ biến trên Hobbyful, nền tảng học tập trực tuyến. Các trang web về sở thích và giải trí đã “mọc” lên như nấm do dịch Covid-19 khiến mọi người phải thực hiện giãn cách xã hội và dành nhiều thời gian ở nhà hơn.
Anh Lee - một nhân viên văn phòng tầm tuổi 30 - rất yêu thích rượu vang. Anh thấy vô cùng vui sướng khi được thưởng thức hương vị rượu vang và trò chuyện với những người có tâm hồn đồng điệu.
Làm bánh tại nhà là hoạt động thu hút sự quan tâm của đông đảo những người học. Các bài học về sở thích trực tuyến được hướng đến một loạt các trải nghiệm thực tế về nghệ thuật và thủ công nhằm phát triển bản thân.
Fan hâm mộ cổ vũ cho đội của mình trong một trận đấu của Liên đoàn Bóng rổ Hàn Quốc giữa hai đội Ulsan Hyundai Mobis Phoebus và Changwon LG Sakers vào ngày 20 tháng 9 năm 2020. Không thể trực tiếp tham gia cổ vũ do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên các fan đã tập trung thành các nhóm nhỏ để cùng xem trực tuyến trong các mùa thể thao.
Hội nhóm nhỏ cùng sở thích
Năm 2019, anh Lee bắt đầu tham gia vào một nhóm nhỏ để tìm hiểu thêm về rượu vang. Nhóm có hơn 10 thành viên đều là nam nữ trong độ tuổi 30, tổ chức gặp mặt vào tối thứ sáu hàng tuần tại một địa điểm ở quận Mapo-gu, Seoul. Buổi gặp bắt đầu bằng những lời hỏi thăm và trao đổi nhẹ nhàng, sau đó các thành viên trò chuyện về một loại rượu khác nhau tùy mỗi tuần và cùng nếm thử nó.
Từng mơ ước được đến Thụy Sĩ để nhấm nháp rượu vang với phô mai ngon thượng hạng, anh Lee cảm thấy rất vui khi có thể từng bước thực hiện mơ ước nhỏ nhoi của mình qua những lần gặp mặt này. Dù không thể đáp chuyến bay đến dãy An-pơ nhưng được gặp gỡ nhóm người cùng độ tuổi có chung sở thích, nam nữ đồng đều trong bầu không khí thân mật khiến những mệt mỏi suốt một tuần làm việc của anh vụt biến như tuyết tan. Giờ đây, anh luôn có một tuần tràn đầy cảm xúc hồi hộp và phấn khích. Đó là một thế giới đầy mới mẻ anh được trải nghiệm cùng những người bạn bên ngoài chốn công sở.
“Không biết đến khi nào chúng tôi mới có thể họp nhóm trở lại. Nếu cuộc sống hiện tại này là giấc mơ thì tôi chỉ muốn nhanh chóng tỉnh dậy.”
Vì giãn cách xã hội mà những buổi họp nhóm giờ đây với anh chỉ là chuyện của quá khứ. Những ngày này, niềm vui của anh Lee chỉ gói gọn bằng việc đêm đêm ngồi trong phòng khách xem phim trên Netflix và một mình nhấm nháp chút rượu vang. Có hôm anh chỉ biết ngồi thẫn thờ trên ghế sofa khi tan làm về nhà. Chuỗi ngày giống nhau như vậy cứ thế lặp lại đã hơn một năm.
Although interpersonal warmth and body language are difficult to convey via virtual meetings, opinions flow easily. Many members still rate their participation as “interesting” or “useful.”
Nếu không thể gặp thì qua màn ảnh vậy
“Buổi họp nhóm được tiến hành qua phần mềm gọi video Zoom.”
Một nhóm chung sở thích đọc sách ở Seoul có 67 thành viên đã thông báo họ sẽ tiếp tục các hoạt động của nhóm bằng hình thức trực tuyến qua ứng dụng Somoim. Thông báo này được đưa ra ngay sau khi chính phủ Hàn Quốc tuyên bố nâng mức giãn cách xã hội tại thủ đô Seoul lên mức 2,5. Đây là mức giãn cách cao thứ nhì. Đề xuất được đưa ra để các thành viên trong nhóm có thể tiếp tục chia sẻ cảm nhận của bản thân về quyển sách mình đã đọc mà vẫn tuân thủ các biện pháp phòng dịch.
Nhóm yêu thích viết lách cũng gặp phải tình trạng tương tự. Nếu không có Covid-19 thì giờ đây các thành viên vẫn có thể ngồi cùng bàn và chia sẻ cảm hứng viết văn với nhau. Một nhóm ở Seoul với 234 thành viên đã và đang tiếp tục các buổi họp nhómqua ứng dụng cung cấp dịch vụ hội nghị truyền hình trực tuyến Google Meet. Ngay từ đầu những thành viên chưa kịp thích ứng với việc họp nhóm viết bằng hình thức trực tuyến cũng đã giải tỏa được niềm mong mỏi chia sẻ bằng cách trò chuyện như đọc sách với các thành viên khác.
Ngoài ra, Hàn Quốc hiện có các nền tảng kết nối gồm nhiều nhóm thành viên cùng sở thích theo mô típ “social salon như “Munto”, “Moonraedang”, “Trevari”.
Trong đó, “Trevari” là nền tảng chuyên dùng để đọc sách. Ra mắt từ năm 2015, cộng đồng này hiện đang hoạt động với hơn 6.000 thành viên và 400 nhóm đọc sách. Đa phần mỗi tháng, các thành viên đọc một quyển sách và tổ chức gặp mặt tổng cộng bốn lần. Tất nhiên, Trevari cũng đang trong tình trạng hủy các cuộc họp ngoại tuyến theo yêu cầu phòng dịch của chính phủ. Một phần lệ phí tham gia nhóm được hoàn trả cho những thành viên có yêu cầu, còn các hoạt động vẫn tiếp tục thực hiện bằng hình thức trò chuyện video trực tuyến. Thời điểm này có lẽ vẫn còn khó để chúng ta có thể cảm nhận rõ rệt sức nóng hay tình cảm của những cuộc trò chuyện. Dù vậy, nếu nhìn vào những lời đánh giá như là “thú vị” hay “có ích” của người tham dự, có thể thấy rằng các hoạt động trực tuyến dường như không gặp trở ngại nào quá lớn.
Một hoạt động họp nhóm nấu ăn do nền tảng giải trí Frip tổ chức đang được thực hiện trong điều kiện tuân thủ đầy đủ các quy định phòng dịch như mang khẩu trang, bố trí nước rửa tay, kiểm tra nhiệt độ. Do cần chuẩn bị các dụng cụ nấu nướng cho từng cá nhân, địa điểm và nguyên liệu nên việc tổ chức trực diện là không thể tránh khỏi. Các hoạt động thể thao như leo núi, tracking cũng tương tự, phải thực hiện với số người tham gia không vượt quá năm người. Tuy nhiên, cũng có những buổi họp nhóm nấu ăn hay thể thao được tiến hành kết hợp với phương thức trực tuyến. Mỗi môn đang tìm cho mình một phương án thay thế phù hợp như các thành viên nhóm nấu ăn sẽ nhận túi nguyên liệu sơ chế giao tận nhà và nấu món ăn của riêng mình, hoặc các thành viên nhóm thể thao sẽ luyện tập và gắn hashtag như “leo núi”, “bơi lội” để chia sẻ trên mạng xã hội (SNS) cho các thành viên khác biết các hoạt động mình đã làm.
Việc đóng cửa phòng gym do dịch Covid-19 buộc mọi người phải tập thể dục tại nhà. Họ có rất nhiều chương trình luyện tập mới tại nhà có thể tải về điện thoại thông minh để dễ dàng truy cập.
Văn hóa salon
Tháng 4 năm 2019, Embrain Trend Monitor, một công ty chuyên nghiên cứu thị trường, đã khảo sát 1.000 đối tượng nam nữ trong độ tuổi từ 19 đến 59 trên toàn quốc về các hội nhóm họ đang tham gia. Có 906 người trả lời đang tham gia hoạt động hội nhóm định kỳ. Đồng thời khi được hỏi về tính chất của các hội nhóm, 26.2% trong số đó trả lời rằng “là nhóm số đông được hình thành theo sở thích và mối quan tâm”. Nếu so sánh với số người tham gia hội nhóm phát sinh từ quan hệ xã hội vốn có như trường học hay công ty (chiếm 67.6%), có thể thấy con số 26.2% không bằng một nửa, nhưng chắc chắn đây sẽ trở thành một xu hướng mới.
Điều đáng chú ý là 38,9% trong tổng số 749 người trả lời cảm thấy cần thiết tham gia hội nhóm hay câu lạc bộ cho rằng họ có nhu cầu tham gia những buổi gặp mặt tập trung vào chủ đề sở thích hoặc mối quan tâm nào đó. Có vẻ đối với họ, điều này giống như một lối thoát khỏi vòng quay cuộc sống lặp đi lặp lại mỗi ngày như chiếc bánh xe chỉ có thể quay tại chỗ. Phần lớn những người đưa ra câu trả lời trên đều trong độ tuổi 30, do đó sẽ không là quá lời nếu nói họ là nhân tố chính của các nhóm sinh hoạt theo sở thích với quy mô nhỏ, hay còn gọi là “văn hóa salon”, vốn đang lan rộng trong xã hội Hàn Quốc.
Đặc biệt, có 735 người, tương đương với 73,5% số người trả lời khảo sát, muốn tham gia vào hội những người thích du lịch, theo sau đó là các hội nhóm thể dục thể thao (18,1%), ngoại ngữ (15,9%), hoạt động tình nguyện (15%), phim ảnh (14,3%), đọc sách – viết lách (14,1%), thu hút sự chú ý của dư luận.
Nhận thức này không phải là không liên quan đến tâm lý xã hội đã bị cá nhân hóa. Phần lớn các mối quan hệ xã hội đều được hình thành với “tôi” làm trung tâm, sở thích và thị hiếu của bản thân mỗi người đã trở thành điều kiện quan trọng để gặp gỡ ai đó. Đây cũng là lý do vì sao “văn hóa salon” đang lan rộng trong nhiều lĩnh vực đa dạng như thưởng rượu vang, đọc sách, du lịch, nghe nhạc, nấu ăn...
Một trải nghiệm nhỏ của bản thân
Trong hoàn cảnh các buổi gặp mặt ngoại tuyến phải chuyển sang hình thức trực tuyến do giãn cách xã hội, tôi đã quyết định trải nghiệm thử một khóa học trực tuyến. Trước khi bắt đầu, tôi đã rất tự tin. Tôi đặt một bộ đan móc miếng lót tách trà trên Frip và tin chắc rằng mình có thể hoàn thiện tác phẩm một cách chóng vánh như đã xem trong hướng dẫn. Thế nhưng, lúc chạm tay vào dụng cụ đan móc lần đầu tiên trong đời cũng là lúc sự tự tin của tôi biến thành cảm giác xấu hổ.
Dù đã xem video qua URL giáo viên gửi nhưng khác với đôi tay di chuyển thoăn thoắt của cô, đôi tay tôi thể theo kịp tốc độ. Tôi chợt nghĩ: “Chà, nếu được hướng dẫn trực tiếp trước mặt thì chắc mình có thể học dễ dàng và nắm được bí quyết rõ ràng hơn”. Lúc định đan mũi đầu tiên sau khi xem video, tôi đã cảm nhận được một cách mãnh liệt sự cần thiết của những lớp học ngoại tuyến. Sau vài lần vật lộn với cuộn len và kim đan, tôi đã đi đến kết luận: “mình nên mua luôn miếng lót tách trà”. Kế hoạch sử dụng miếng lót do chính tay mình đan để lót cái tách và thưởng thức cafe một cách tao nhã vì thế đã bị dời lại.
Dù là hoạt động sở thích nào đi chăng nữa, những người mới bắt đầu như tôi chắc hẳn đều sẽ cảm nhận được rào cản của những lớp học trực tuyến. Trái lại, điều này dường như không có gì quá khó khăn với những người đã có kinh nghiệm, dù chỉ là chút ít. Cuộn len rối tung của tôi đã sớm bị cho vào ngăn kéo. Tôi nghĩ rằng mình cần phải đến lớp học trực tiếp khi dịch Covid-19 qua đi.
Kim Dong-hwanReporter, The Segye Times